[Hỏi Đáp] Giải đáp thắc mắc về TCVN ISO 9001
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Nếu bạn muốn hoạt động doanh nghiệp của mình phát triển mạnh, thu hút người tiêu dùng tiềm năng thì chắc hẳn hàng hóa hay dịch vụ của bạn phải đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn đề ra.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 là một minh chứng để người tiêu dùng cân nhắc xem liệu công ty của bạn có dành thời gian và nỗ lực để đảm bảo các sản phẩm hay dịch vụ của bạn là tốt nhất có thể hay không. Cùng OPAContrl giải đáp thắc mắc về TCVN Iso 9001 nhé.
1. Tiêu chuẩn iso 9001 là gì
Tiêu chuẩn iso 9001- chứng nhận OPA
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000, do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra các yêu cầu QMS nhằm yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tất cả các chính sách, quy trình và thủ tục cần thiết nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng là nền tảng để các hoạt động đảm bảo chất lượng.
Tiêu chuẩn được cập nhật gần nhất vào năm 2015, và được gọi là ISO 9001: 2015. Để được phát hành và cập nhật, ISO 9001 phải được sự đồng ý của đa số các nước thành viên trên toàn thế giới để nó trở thành một tiêu chuẩn mà quốc tế công nhận.
Tham khảo:
2. Lịch sử hình thành và các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001?
a. Lịch sử hình thành
ISO 9001 được coi như là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987. Nó đưa các yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của Anh.
ISO 9001 là tiêu chuẩn chung cho tổ chức hoạt động trên toàn thế giới. Vì mọi quốc gia có tiêu chuẩn giống nhau nên chứng nhận ISO 9001 cho thấy Hệ thống quản lý chất lượng của công ty cần tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO đã công bố phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn vào năm 1987 và đã xuất bản phiên bản cập nhật của ISO 9001 vào năm 1994. ISO đã liên tục cập nhật lại tiêu chuẩn vào năm 2000, 2008 và hiện tại đã dừng lại ở phiên bản năm 2015. Phiên bản này đưa ra một khái niệm mới về tiêu chuẩn và Hệ thống quản lý chất lượng nhằm thay thế hành động bằng tư duy dựa trên rủi ro.
b. Các phiên bản của ISO 9001
Các tiêu chuẩn iso 9001
- ISO 9001:1987
- ISO 9001:1994
- ISO 9001:2000
- ISO 9001:2008
- ISO 9001:2015
Đây là các phiên bản của ISO 9001 và hiện tại ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất được áp dụng.
3. Mẫu sổ tay chất lượng iso 9001:2015
a. Khái niệm
Sổ tay chất lượng ISO 9001:2015 là tệp tài liệu hay còn được gọi là cuốn cẩm nang chứa đựng các nội dung gồm những quy định về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, được thiết kế cho các doanh nghiệp nhằm chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015.
Dựa trên những quy định được ghi nhận trong sổ tay chất lượng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những định hướng về kế hoạch, hoạt động của công tác quản lý, triển khai hoặc cải tiến hệ thống một cách có nguyên tắc, khoa học và hiệu quả.
b. Những quy trình trong mẫu sổ tay chất lượng ISO 9001
Hệ thống quản lý chất lượng cao.
Trách nhiệm của lãnh đạo.
Quản lý nguồn lực.
Tạo ra sản phẩm.
Đo lường, phân tích và cải tiến.
4. Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
checklist đánh giá nội bộ iso 9001:2015
Bối cảnh của tổ chức.
Khả năng lãnh đạo.
Lập kế hoạch.
Hỗ trợ.
Hoạt động.
Đánh giá hiệu suất.
Sự cải tiến.
5. Quy trình chứng nhận ISO 9001
Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
Giai đoạn 4: Chứng nhận ISO 9001
6. Lợi ích của ISO 9001
a. Đối với doanh nghiệp
- Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn.
- Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng.
- Cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ khai thác hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
- Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
- Tăng sản lượng do làm chủ được thời gian trong quá trình sản xuất.
b. Đối với khách hàng
- Tạo lòng tin cho khách hàng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Tăng uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường trong và ngoài.
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
ISO 9001 là tiền đề để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như: quản lý môi trường – ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe – OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001…
7. Các yêu cầu về điều khoản của tiêu chuẩn iso 9001
các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 9001
Để đạt được chứng nhận ISO, một số công ty hoặc tổ chức phải nộp các tài liệu báo cáo các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn nội bộ của công ty mình. Các tài liệu này (hoặc Hệ thống quản lý chất lượng) xác định công ty có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng nhất quán.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 được chia thành 10 phần (khoản). Ba khoản đầu tiên là giới thiệu, bảy khoản cuối cùng là các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý chất lượng mà một công ty có thể được chứng nhận. Dưới đây là nội dung của 7 điều khoản chính:
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức – Phần này nói về các yêu cầu để hiểu tổ chức của bạn nhằm thực hiện QMS.
- Điều khoản 5: Lãnh đạo – Các yêu cầu của lãnh đạo bao hàm sự cần thiết của lãnh đạo cao nhất để trở thành công cụ trong việc thực hiện QMS.
- Khoản 6: Lập kế hoạch – Lãnh đạo cấp cao cũng phải lập kế hoạch cho chức năng liên tục của Hệ thống quản lý chất lượng.
- Khoản 7: Hỗ trợ – Phần hỗ trợ đề cập đến việc quản lý tất cả các nguồn lực cho QMS, bao gồm sự cần thiết phải kiểm soát tất cả các nguồn lực, bao gồm nguồn nhân lực, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, các nguồn lực giám sát, đo lường và kiến thức về tổ chức.
- Khoản 8: Vận hành – Các yêu cầu vận hành liên quan đến tất cả các khía cạnh của việc lập kế hoạch và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất – Phần này bao gồm các yêu cầu cần thiết để đảm bảo rằng bạn có thể theo dõi xem QMS của mình có đang hoạt động tốt hay không.
- Điều khoản 10: Cải tiến – Phần cuối cùng này bao gồm các yêu cầu cần thiết để làm cho QMS của bạn tốt hơn theo thời gian.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ISO 90001 mà Opacontrol đã thu thập được. Nếu bạn cần tư vấn ISO 9001 thì công ty bạn chắc chắn có thể thực hiện được ISO 9001:2015. Chứng nhận và tuân thủ có thể mang lại lợi ích uy tín, động lực và tài chính cho tổ chức của bạn từ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ và tránh sự không phù hợp và khiếu nại của khách hàng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn.