Giấy chứng nhận hợp chuẩn là gì? So sánh với giấy chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp chuẩngiấy chứng nhận hợp quy là hai loại giấy tờ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm và sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về giấy chứng nhận hợp chuẩn là gì, bao gồm các thông tin cần thiết, hướng dẫn soạn thảo và giá trị pháp lý.

1. Giấy chứng nhận hợp chuẩn là gì?

Giấy chứng nhận hợp chuẩn là văn bản do tổ chức chứng nhận được ủy quyền cấp, xác nhận sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Những tiêu chuẩn này có thể là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn trong khu vực hoặc tiêu chuẩn của các đơn vị nước ngoài. Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn bao gồm:

  • Tiêu chuẩn cơ sở: Tiêu chuẩn ngành (TCN)
  • Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN
  • Tiêu chuẩn quốc tế: ISO, IEC, EN, ...
  • Tiêu chuẩn nước ngoài: ASTM, DIN, BS, JIS, …

2. Thông tin trên giấy chứng nhận hợp chuẩn bao gồm những gì?

Thông tin cụ thể trên giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động được chứng nhận. Tuy nhiên, thông tin cơ bản trên giấy hợp chuẩn thường bao gồm:

  • Logo thương hiệu tổ chức chứng nhận hợp chuẩn OPACONTROL
  • Tên giấy chứng nhận hợp chuẩn
  • Số hiệu giấy chứng nhận hợp chuẩn
  • Tên sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động được chứng nhận
  • Tên tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận hợp chuẩn
  • Địa chỉ doanh nghiệp được chứng nhận
  • Tiêu chuẩn áp dụng
  • Hiệu lực giấy chứng nhận
  • Chữ ký và đóng dấu của tổ chức chứng nhận OPACONTROL

3. Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận hợp chuẩn là bao lâu?

Theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN: “Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này). Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp hoặc có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp chuẩn (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp chuẩn).”

Vì vậy, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận hợp chuẩn thường có hiệu lực là 3 năm kể từ ngày công bố, tùy thuộc vào quy định của từng tiêu chuẩn và cơ quan cấp chứng nhận. Sau thời gian này, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra lại và làm mới giấy chứng nhận để đảm bảo sự tuân thủ liên tục với các tiêu chuẩn đã đề ra.

4. So sánh giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy.

Nhìn chung, giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy đều ra đời nhằm xác nhận chất lượng và sự tuân thủ của sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống. Chính vì có mục đích chung này mà nhiều khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai loại giấy chứng nhận. Tuy nhiên, mỗi loại giấy chứng nhận lại có những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt, cần được hiểu rõ để áp dụng đúng trong thực tế. Dưới đây OPACONTROL sẽ chỉ rõ hơn điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại giấy hợp chuẩn hợp quy là gì:

4.1. Điểm giống nhau với giấy chứng nhận chuẩn hợp quy

Cả giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy đều là các phương thức đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường. Trong đó chứng nhận hợp quy là hoạt động bắt buộc.

Phương thức đánh giá của cả hai đều tương tự nhau, bao gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7.

Hồ sơ công bố cho cả hai loại chứng nhận đều giống nhau, đều theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN

Trình tự chứng nhận của cả hai cũng tương đồng và bao gồm các bước sau:

  1. Lấy mẫu thử nghiệm.

  2. Đánh giá quá trình sản xuất hoặc hồ sơ nhập khẩu.

  3. Cấp giấy chứng nhận phù hợp.

4.2. Điểm khác nhau của giấy chứng nhận chuẩn hợp quy

Điểm khác nhau

Giấy chứng nhận hợp chuẩn

Giấy chứng nhận hợp quy

Định nghĩa

Giấy chứng nhận hợp chuẩn là văn bản do tổ chức được ủy quyền cấp, xác nhận rằng sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng. Các tiêu chuẩn này có thể là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, quốc tế, khu vực hoặc của các đơn vị nước ngoài.

Là chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn quốc gia (QCVN)

Áp dụng trong phạm vi

Là yêu cầu tự nguyện theo nhà sản xuất, áp dụng cho sản phẩm nhóm 1, tức là những sản phẩm không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng, vận chuyển, và bảo quản (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Là yêu cầu bắt buộc theo quy định của các Bộ chủ quản, áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, tức là những sản phẩm có khả năng gây hại dù được sử dụng, vận chuyển, và bảo quản đúng cách.

Cấp bởi

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh.

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Năng lực phòng thử nghiệm và đơn vị tiếp nhận

Không có yêu cầu bắt buộc

Cần phải có đủ năng lực được chỉ định để chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định để đảm bảo độ chính xác và tin cậy.

 

Hiệu lực thi hành

Hiệu lực thi hành phụ thuộc vào quyết định của tổ chức hoặc cơ quan áp dụng tiêu chuẩn, có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp.

Quy chuẩn kỹ thuật thường có hiệu lực sau 6 tháng từ ngày ban hành, trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, hoặc môi trường có thể có hiệu lực sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành.

Con dấu

 

5. Kiểm tra giấy chứng nhận hợp chuẩn giả bằng cách nào?

Hiện nay, việc làm giả giấy tờ, trong đó có Giấy chứng nhận hợp chuẩn (GCN), ngày càng trở nên tinh vi, khiến cho việc kiểm tra tính xác thực của GCN trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau để kiểm tra GCN giả:

5.1. Kiểm tra thông tin trên giấy chứng nhận hợp chuẩn

  • Số hiệu trên giấy chứng nhận: Mỗi giấy chứng nhận hợp chuẩn (GCN) đều có một số hiệu duy nhất, không trùng lặp với bất kỳ giấy chứng nhận nào khác. Bạn có thể tra cứu số hiệu giấy chứng nhận trên website của tổ chức chứng nhận đã cấp GCN hoặc website của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  • Tên tổ chức chứng nhận: Tên tổ chức chứng nhận phải được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận hợp chuẩn và phải là tổ chức chứng nhận được ủy quyền cấp GCN cho sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động tương ứng. Bạn có thể tra cứu danh sách các tổ chức chứng nhận được ủy quyền trên website của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  • Nội dung giấy chứng nhận hơp chuẩn: Nội dung GCN phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, không có sai sót chính tả hoặc ngữ pháp. Các thông tin trên GCN phải nhất quán với thông tin về sản phẩm, hàng hóa, hệ thống quản lý, dịch vụ hoặc hoạt động được chứng nhận.

  • Dấu hiệu của tổ chức chứng nhận: Trên giấy chứng nhận hợp chuẩn phải có dấu mộc và chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức chứng nhận đã cấp. Dấu mộc và chữ ký phải rõ ràng, sắc nét và không bị tẩy xóa.

5.2. Liên hệ trực tiếp với tổ chức chứng nhận

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với tổ chức chứng nhận đã cấp giấy chứng nhận để xác minh tính xác thực của giấy chứng nhận hợp chuẩn. Khi liên hệ, bạn cần cung cấp số hiệu GCN và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

6. Dịch vụ Chứng nhận và công bố hợp chuẩn.

OPACONTROL là tổ chức cấp chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Chứng nhận tiêu chuẩn ISO, Chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài uy tín như ASTM, JIS,...được Bộ Xây Dựng cấp giấy phép đủ năng lực hoạt động.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đem tới dịch vụ chất lượng nhất cho Khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646438 để được tư vấn cụ thể, miễn phí và nhanh nhất.

"Giấy chứng nhận hợp chuẩn là công cụ quan trọng xác nhận sự tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đối với sản phẩm, dịch vụ, hoặc hệ thống. Thông qua bài viết này, chúng ta đã thấy sự khác biệt với giấy chứng nhận hợp quy. Giấy chứng nhận hợp chuẩn cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và thời hạn hiệu lực, đồng thời hướng dẫn soạn thảo theo quy định pháp luật và từng ngành công nghiệp."

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang