Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích, Phương thức chứng nhận hợp chuẩn
- Người viết: PNam lúc
- TIN TỨC
Hiện nay các sản phẩm hàng hóa trên thị trường ngày càng nhiều về chủng loại và số lượng. Điều này vừa là thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn được sản phẩm có chất lượng đảm bảo.
Chính vì vậy, để có được niềm tin của khách hàng, các đơn vị sản xuất và lưu thông sản phẩm sẽ làm chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm của mình để khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như duy trì sự ổn định trong sản xuất. Vậy chứng nhận hợp chuẩn là gì? Hãy cùng OPACONTROL tìm hiểu về nội dung này nhé.
1. Chứng nhận hợp chuẩn là gì?
Chứng nhận Hợp chuẩn hay Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là hoạt động đánh giá sự phù hợp, là việc xác nhận một hoặc nhiều đối tượng của hoạt động trong "lĩnh vực tiêu chuẩn" phù hợp với "tiêu chuẩn tương ứng".
Căn cứ pháp lý tại mục 5 & 6 tại của Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006:
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện của các bên tham gia với hình thức thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều 44. Chứng nhận hợp chuẩn
1. Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
2. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn trong khu vực hoặc tiêu chuẩn của các đơn vị nước ngoài. Một số từ viết tắt của các tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ sở: Tiêu chuẩn ngành (TCN);
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN);
- Tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, EN,...);
- Tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM, DIN, BS, JIS,...).
Giấy chứng nhận hợp chuẩn (mẫu) - Sản phẩm hợp kim nhôm dạng profile dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
2. Các phương thức chứng nhận hợp chuẩn.
Tại Điều 5 thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định 8 phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
3. Năng lực chứng nhận hợp chuẩn của OPACONTROL
Hầu hết những sản phẩm- hàng hóa liên quan đến vật liệu xây dựng OPACONTROL đều có năng lực chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo QĐ 145/CNĐKCN-BXD. Dưới đây là danh sách tiêu biểu, danh mục sản phẩm chứng nhận Opacontrol có năng lực bao gồm như sau:
Tên dịch vụ chứng nhận | Tiêu chuẩn tương đương |
Hợp chuẩn các loại cửa | TCVN 12513-1,2,4,7:2018, TCVN 9366-1:2012, TCVN 9336-2:2012 |
Hợp chuẩn vữa xây dựng | TCVN 4313:2003 |
Hợp chuẩn Vữa cho bê tông nhẹ | TCVN 9028:2011 |
Hợp chuẩn phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn | TCVN 8825:2011 |
Hợp chuẩn tro xỉ đốt than làm vật liệu san lấp | TCVN 12249:2018 |
Hợp chuẩn tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép | TCVN 12867:2020 |
Hợp chuẩn tấm tường bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép | TCVN 11524:2016 |
Hợp chuẩn ván MDF | TCVN 7753:2007 |
Hợp chuẩn ván gỗ nhân tạo | BS EN 13329:2016 |
Hợp chuẩn gỗ ghép keo | TCVN 8575:2010 |
Hợp chuẩn kính phẳng tôi nhiệt | TCVN 7455:2013 |
Hợp chuẩn Kính nổi | TCVN 7218:2018 |
Hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt | TCVN 8260:2009 |
Hợp chuẩn kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp | TCVN 7364-1:6:2018 |
Hợp chuẩn gạch gốm ốp lát ép bán khô | TCVN 7745:207 |
Hợp chuẩn Gạch terrazzo | TCVN 7744:2013 |
Hợp chuẩn gạch Granito | TCVN 6074:1995 |
Hợp chuẩn Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ | TCVN 8057:2009 |
Hợp chuẩn Đá ốp lát tự nhiên | TCVN 4732:2016 |
Hợp chuẩn cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa | TCVN 7570:2006 |
Hợp chuẩn sơn alkyd | TCVN 5730:2008 |
Hợp chuẩn sơn epoxy | TCVN 9014:2011 |
Hợp chuẩn sơn tường dạng nhũ tương | TCVN 8652:2012 |
Hợp chuẩn keo dán gạch | TCVN 7899-1:2008 |
Hợp chuẩn nhựa Bitum | TCVN 7493:2005 |
Tổng cộng có 225 sản phẩm- hàng hoá Opacontrol đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn. Còn rất nhiều sản phẩm khác, nếu quý khách có nhu cầu chứng nhận hợp chuẩn hãy liên lạc với hotline 1800.646480 để được tư vấn nhanh và miễn phí nhé!
4. Các đối tượng của hoạt động chứng nhận hợp chuẩn?
Các đối tượng của hoạt động chứng nhận hợp chuẩn bao gồm các Sản phẩm, hàng hóa; Dịch vụ; Quá trình; Môi trường; Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Căn cứ pháp lý tại Điều 5 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
Điều 5. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Sau khi sản phẩm, hàng hóa được các đơn vị có chức năng chứng nhận hợp chuẩn sẽ được cấp dấu hợp chuẩn tương ứng.
Căn cứ tại mục 2 Điều 43 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006:
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
3. Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Dấu hợp chuẩn trong các văn bản chứng nhận hợp chuẩn
5. Lợi ích khi sản phẩm/ dịch vụ được chứng nhận hợp chuẩn
- Sử dụng dấu chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, bao bì, tài liệu… để quảng bá. Dấu hợp chuẩn là công cụ đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài tăng khả năng hội nhập về kinh tế;
- Sử dụng giấy chứng nhận làm tăng cơ hội trúng thầu, dễ dàng hơn trong việc kiểm tra;
- Nâng cao lòng tin của khách hàng, giúp khách hàng yên tâm sử dụng do đã chứng minh được chất lượng sản phẩm;
- Tạo uy tín và cơ hội cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Tiết kiệm các chi phí không cần thiết do kiểm soát được chi phí sản xuất, chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí thử nghiệm trong quá trình đấu thầu.
Quyết định chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm gạch bê tông tự chèn
6. Đơn vị nào được phép cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn là tổ chức có năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc gia tương ứng quy định cho loại sản phẩm đó.
Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại:
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp,
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.
Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPACONTROL đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn các sản phẩm vật liệu xây dựng theo quyết định số 292/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2023, là một trong những những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.
OPACONTROL là đơn vị Chứng nhận Hợp chuẩn được Bộ Xây Dựng cấp phép
7. Chứng nhận hợp chuẩn có bắt buộc hay không?
Về nguyên tắc, chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện không bắt buộc. Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể, có thể có những yêu cầu riêng của cá nhân, tổ chức thì nó có thể trở thành yêu cầu bắt buộc.
8. Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn
Với đội ngũ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm giúp Khách hàng cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn đối với các sản phẩm VLXD, OPACONTROL có quy trình đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra
Giai đoạn đầu, tổ chức chứng nhận sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng rồi tiến hành, phân tích sơ bộ nhằm xác định rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hồ sơ khách hàng cần thiết như:
- Giấy đăng ký;
- Hồ sơ thông tin của Doanh nghiệp;
- Hồ sơ sản phẩm liên quan...
Bước 2: Đăng ký chứng nhận
- Báo giá;
- Ký hợp đồng;
- Thanh toán.
Bước 3: Lên kế hoạch đánh giá
Đội ngũ chuyên gia chứng nhận sẽ lên kế hoạch đánh giá khảo sát chi tiết và đưa ra chương trình làm việc:
- Chương trình đánh giá;
- Kế hoạch đánh giá;
- Ghi chép đánh giá;
- Báo cáo đánh giá;
- Biên bản lấy mẫu.
Bước 4: Thử nghiệm
Thử nghiệm sản phẩm theo các chỉ tiêu yêu cầu của tiêu chuẩn tại phòng thử nghiệm có năng lực và được chỉ định.
Hồ sơ thử nghiệm gồm có:
- Biên bản lấy mẫu;
- Thử nghiệm sản phẩm theo Tiêu chuẩn tương ứng quy định đối với sản phẩm;
- Phiếu kết quả thí nghiệm;
- Phiếu đánh giá.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
Sau khi hoàn thành thử nghiệm và thẩm xét hồ sơ xong, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận.
- Báo cáo thẩm xét;
- Quyết định chứng nhận, ra giấy chứng nhận hợp chuẩn;
- Đánh giá giám sát theo quy định (nếu có).
9. Dịch vụ Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,....
OPACONTROL là tổ chức cấp chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Chứng nhận tiêu chuẩn ISO, Chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài uy tín, được Bộ Xây Dựng cấp giấy phép đủ năng lực hoạt động. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đem tới dịch vụ chất lượng nhất cho Khách hàng.
Ngoài dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn các loại sản phẩm vật liệu xây dựng, OPACONTROL có các dịch vụ Chứng nhận hợp quy cho các loại sản phẩm vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD mới nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646480 để được tư vấn cụ thể, miễn phí và nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646480