Chứng nhận hợp quy là gì? Quy trình chứng nhận hợp quy đầy đủ
- Người viết: PNam lúc
- TIN TỨC
Chứng nhận hợp quy là một trong những thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo sản phẩm hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng trước khi được lưu thông trên thị trường. Việc sở hữu giấy chứng nhận hợp quy vừa là yêu cầu bắt buộc của pháp luật đồng thời còn là yếu tố quan trọng khẳng định chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và tạo dựng uy tín cho thương hiệu.
Vậy chứng nhận hợp quy là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
1. Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy là quá trình để đánh giá, kết luận chất lượng của đối tượng: sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ, quá trình, môi trường, quy trình phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quản lý bởi các cơ quan nhà nước tương ứng theo lĩnh vực.
Chứng nhận hợp quy còn có tên gọi khác là Chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Tên gọi tiếng Anh là: Certificate of Conformity hoặc Type Approval Certificate.
Định nghĩa về Chứng nhận hợp quy được quy định theo văn bản số 68/2006/QH11, năm 2006 tại LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT cụ thể như sau:
Chương I, Điều 3, khoản 7: “Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”
Chương IV, mục 3, điều 47, khoản 1: “Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Quá trình chứng nhận hợp quy gồm 4 bước bao gồm: Thử nghiệm mẫu, so sánh, kết luận, cấp giấy chứng nhận hợp quy. Quá trình này được diễn ra liên tục và tuân theo tiêu chuẩn được quy định tại các văn bản Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (gọi tắt là: QCVN).
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phầm hàng hóa (lưu ý đây là mẫu, không giá giá trị pháp lý)
2. Quy trình chứng nhận hợp quy hàng hóa sản xuất trong nước
Theo quy định tại điều 5 thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của bộ Khoa học và Công nghệ về quy định công bố hợp quy và hợp chuẩn với chứng nhận theo phương thức 5 đối với các hàng hóa sản phẩm được sản xuất trong nước. Cụ thể quy trình bao gồm:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, mẫu đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận, ví dụ là OPACONTROL
- Bước 2: Tổ chức chứng nhận sẽ tư vấn và tiến hành ký kết hợp đồng
- Bước 3: Tổ chức chứng nhận sẽ cử nhân viên lấy lấy mẫu thử nghiệm và tiến hành đánh giá sản phẩm có theo quy định về giấy chứng nhận hợp quy.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm.
- Bước 5: Tổ chức chứng nhận hợp quy hướng dẫn khách hàng công bố hợp quy tại các sở ban ngành.
3. Quy trình chứng nhận hợp quy hàng hóa nhập khẩu
Đối với chứng nhận hợp quy hàng hóa nhập khẩu cần kiểm tra chất lượng theo phương thức 7 quy định tại điều 5 thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Phương thức này có hiệu lực với lô sản phẩm được đánh giá chất lượng:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, mẫu đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận, ví dụ OPACONTROL.
- Bước 2: Đối với lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải Quan.
- Bước 3: Tổ chức chứng nhận đến trực tiếp lô hàng lấy mẫu kiểm tra.
- Bước 4: Tiến hành kiểm tra và thử nghiệm trên mẫu sản phẩm.
- Bước 5: Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy (certificate of conformity)
Mẫu dấu chứng nhận hợp quy OPACONTROL
4. Phương thức chứng nhận hợp quy
Phương thức chứng nhận hợp quy quy định về quy cách lấy mẫu, quy cách đánh giá hợp quy và thời gian đánh giá hợp quy. Tại điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, có 8 phương thức chứng nhận hợp quy như sau:
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Khi áp dụng phương thức nào để phục vụ chứng nhận hợp quy thì trên giấy chứng nhận hợp quy sẽ ghi rõ phương thức đó.
Thông thường phương thức 5 và 7 sẽ được áp dụng nhiều nhất trong hoạt động chứng nhận hợp quy hiện nay. Trong đó phương thức 5 dùng để đánh giá hợp quy cho doanh nghiệp sản xuất trong nước và phương thức 7 dùng để đánh giá hợp quy cho các lô sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam.
Mẫu giấy Chứng nhận hợp quy sản phẩm theo QCVN 16:2023/BXD theo phương thức 5
5. Chứng nhận hợp quy áp dụng cho sản phẩm hàng hóa nào?
Chứng nhận hợp quy chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm thuộc nhóm 2 – những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn đối với sức khỏe con người, môi trường hoặc tài sản. Các sản phẩm này bao gồm thiết bị điện tử, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, và nhiều sản phẩm khác. Cụ thể xem qua bảng dưới đây:
STT | Hạng mục | Văn bản quy định | Cơ quan quản lý |
1 | Bộ Xây Dựng | ||
2 | SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN | 08/2019/TT-BCA | Bộ Công An |
3 | DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NHÓM 2 | 1182/QĐ-BCT | Bộ Công Thương |
4 | DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM | 1182/QĐ-BCT | Bộ Công Thương |
5 | DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG | 1182/QĐ-BCT | Bộ Công Thương |
6 | SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | 01/2021/TT-BLĐTBXH | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
7 | DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | 12/2022/TT-BGTVT | Bộ Giao thông vận tải |
8 | DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG | 04/2023/TT-BTTTT | Bộ Thông tin và Truyền thông |
9 | DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | 16/2021/TT-BNNPTNT | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
10 | BAN HÀNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC PHẠM VI ĐƯỢC PHÂN CÔNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ | 31/2017/TT-BYT | Bộ Y tế |
11 | CÔNG BỐ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | 2711/QĐ-BKHCN | Bộ Khoa học và Công nghệ |
6. Tính chi phí làm chứng nhận hợp quy
Chí phí chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu theo lô, tức theo phương thức 7 thường rẻ hơn so với chi phí chứng nhận hợp quy sản phẩm trong nước theo phương thức 5. Bởi vì theo phương thức 7 chỉ cần chứng nhận cho duy nhất lô hàng nhập khẩu về, còn phương thức 5 sẽ bao gồm chi phí chứng nhận và đánh giá lại trong 3 năm. Sau đây là cách tính chi tiết chi phí chứng nhận hợp quy của 2 phương thức mà khách hàng có thể tham khảo.
Ví dụ: Chi phí chứng nhận hợp quy cho sản phẩm keo dán gỗ nhập khẩu theo phương thức 7 bao gồm chi phí thử nghiệm: 2.000.000 vnđ/mẫu/ lô và chi phí chứng nhận là 2.000.000 vnđ/mẫu/lô. Công thức tính chi phí chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 cho sản phẩm keo dán gỗ nhập khẩu là:
Chi phí thử nghiệm + chi phí chứng nhận = 2.000.000 + 2.000.000 = 4.000.000 vnđ
Ví dụ: Chi phí chứng nhận hợp quy cho sản phẩm Thang máng cáp sản xuất trong nước theo phương thức 5 bao gồm: chi phí thử nghiệm mẫu thang máng cáp là 4.000.000 vnđ/mẫu, chi phí chứng nhận năm đầu là 10.000.000 vnđ và chi phí đánh giá lại mỗi năm là 7.000.000 vnđ cho 2 năm tiếp theo. Vậy công thức tính chi phí chứng nhận hợp quy thang máng cáp sản xuất trong nước theo phương thức 5 là:
Chi phí thử nghiệm + chi phí chứng nhận năm đầu + (chi phí đánh giá lại mỗi năm x 2) = 4.000.000 + 10.000.000 + (7.000.000 x 2) = 28.000.000 vnđ
7. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy sản phẩm?
Chứng nhận hợp quy mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Khi sản phẩm đạt chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp khẳng định được sự cam kết về chất lượng và an toàn, từ đó tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường.
Tăng cường độ tin cậy và an toàn của sản phẩm, dịch vụ: Chứng nhận hợp quy giúp giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc an toàn của người tiêu dùng, từ đó xây dựng lòng tin vững chắc vào sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Chứng nhận hợp quy là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ quy định này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về pháp lý, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các biện pháp xử phạt và các vấn đề pháp lý khác có thể phát sinh nếu sản phẩm không đạt chuẩn.
Mở rộng thị trường: Sản phẩm được chứng nhận hợp quy có cơ hội dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là khi muốn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Các quốc gia thường yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chứng nhận hợp quy sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình xuất khẩu.
Bảo vệ người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, từ đó bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận hợp quy đã trải qua các quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, chứng minh được chất lượng và độ an toàn của chúng. Vì vậy, tạo nên sự an tâm và niềm tin đối với khách hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng.
Mẫu giấy Chứng nhận hợp quy sản phẩm tro bay theo QCVN 16:2023/BXD
8. Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn bao lâu?
Sau khi hoàn thành quy trình chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy Chứng nhận hợp quy. Căn cứ theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, thời hạn của “giấy chứng nhận hợp quy” được quy định có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ tổ chức chứng nhận ký ban hành.
Riêng đối với phương thức 7 và phương thức 8, giáy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho một lô hàng mà không quy định về thời gian hiệu lực
9. Hồ sơ để làm chứng nhận hợp quy?
Các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cần chứng nhận hợp quy phải nắm vững quy trình và thủ tục để thực hiện chứng nhận này. Khi đã chọn được đơn vị chứng nhận, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ hồ sơ để tiến hành đánh giá.
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước bao gồm:
Giấy phép kinh doanh.
Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy (phương thức 5) cho hàng hóa sản xuất trong nước.
Hợp đồng liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
Danh mục và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu:
Giấy phép kinh doanh.
Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy cho hàng hóa nhập khẩu.
Hợp đồng mua bán sản phẩm nhập khẩu.
Danh mục, đặc tính sản phẩm kèm theo hợp đồng.
Các giấy tờ liên quan như hóa đơn, vận đơn và tờ khai Hải quan.
10. Làm gì để đạt chứng nhận hợp quy?
Trước khi đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm doanh nghiệp cần phải tìm hiểu lọai sản phẩm của mình thuộc quy chuẩn kỹ thuật nào. Khi đó doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín để tiến hành tham khảo tư vấn và thực hiện thí nghiệm để kiểm tra xem sản phẩm của mình có đạt kết quả so với quy chuẩn kỹ thuật quy định hay không?
Trong trường hợp mẫu thí nghiệm sản phẩm đạt kết quả khớp với quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký làm giấy chứng nhận hợp quy tại tổ chứng chứng nhận, ví dụ tổ chức chứng nhận OPACONTROL. OPACONTROL sau đó sẽ tiến hành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp. Trong trường hợp mẫu sản phẩm thí nghiệm chưa đạt kết quả khớp với quy chuẩn kỹ thuật, OPACONTROL tư vấn quý doanh nghiệp về các cách thức để phát triển và cải tiến sản phẩm, giúp lần thí nghiệm sau mẫu sản phẩm có thể đạt quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với các trường hợp đã đạt hợp quy lần đầu, doanh nghiệp cần duy trì chất lượng sản phẩm để các lần đánh giá sau theo chu kỳ năm, đơn vị chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại, nếu sản phẩm vẫn đạt chứng lượng thì tức hợp quy vẫn sẽ còn hiệu lực. Lưu ý rằng tối đa 3 năm sau thì doanh nghiệp sản xuất trong nước cần làm lại hợp quy cho sản phẩm của mình. Còn doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì cần làm lại hợp quy trên mỗi lô hàng nhập về.
Việc kiếm được đơn vị chứng nhận uy tín và phù hợp cũng giúp quý khách hàng đạt chứng nhận hợp quy một cách nhanh chóng, đúng thủ tục và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
11. Các lỗi thường gặp dẫn đến không đạt chứng nhận hợp quy?
Khi thực hiện quá trình chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thể gặp phải một số lỗi phổ biến, dẫn đến việc không đạt được chứng nhận. Dưới đây là những lỗi thường gặp:
Hồ sơ không đầy đủ hoặc không chính xác: Hồ sơ đăng ký không cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết hoặc có thông tin sai sót là một trong những lý do chính khiến hồ sơ bị từ chối.
Sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật: Sản phẩm có thể không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn cần thiết sau khi thử nghiệm, dẫn đến việc không đạt chứng nhận hợp quy.
Không tuân thủ quy trình thử nghiệm và đánh giá: Doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy trình thử nghiệm hoặc không hợp tác đầy đủ trong quá trình đánh giá, dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu.
Không thực hiện các biện pháp khắc phục khi cần thiết: Khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong lần đánh giá đầu tiên. Nếu doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết và nộp lại hồ sơ đúng thời hạn, họ sẽ không nhận được chứng nhận.
Thời gian nộp hồ sơ bổ sung bị quá hạn: Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, nếu doanh nghiệp không bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong khoảng thời gian quy định trong vòng 2 tháng, hồ sơ sẽ bị hủy bỏ, dẫn đến việc không đạt chứng nhận hợp quy.
Những lỗi này có thể tránh được nếu doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định trong quá trình chứng nhận hợp quy.
12. Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy cần làm gì?
Sau khi doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần phải tiến hành công bố hợp quy tại cơ quan quản lý tương ứng. Theo điều 13 thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Về trình tự công bố hợp quy như sau:
“Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).” - trích xuất theo điều 13 thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
Vì vậy, sau khi doanh nghiệp được công bố hợp quy sản phẩm, cần phải tiến hành đến cơ quan quản lý tương ứng.
13. Tổ chứng nhận hợp quy là gì?
Tổ chức chứng nhận hợp quy là một đơn vị độc lập, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận, có đủ năng lực chuyên môn và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động đánh giá, kiểm tra và xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống quản lý của một tổ chức tuân thủ các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc các yêu cầu kỹ thuật khác.
Để đảm bảo tính khách quan, độc lập và độ tin cậy, tổ chức chứng nhận hợp quy phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như IEC 17065 hoặc ISO 17065. Các tiêu chuẩn này quy định về hệ thống quản lý chất lượng, năng lực kỹ thuật, tính trung lập và các yêu cầu khác đối với hoạt động chứng nhận.
OPACONTROL là một trong những tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín tại Việt Nam, đã được cấp chứng chỉ công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, OPACONTROL cung cấp các dịch vụ chứng nhận đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành nghề khác nhau.
14. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy?
Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy là đánh giá và chứng nhận đúng chính xác các sản phẩm hàng hóa theo quy định của nhà nước. Cụ thể trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy được quy định như sau:
1. Tổ chức phải tiến hành đánh giá khách quan, chính xác các sản phẩm, dịch vụ dựa trên các tiêu chuẩn hợp quy đã được quy định.
2. Sau khi cấp chứng nhận, tổ chức có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn hợp quy trong suốt thời gian chứng nhận có hiệu lực.
3. Tổ chức chứng nhận phải công bố các thông tin liên quan đến chứng nhận hợp quy một cách minh bạch, giúp các bên liên quan dễ dàng tra cứu và xác minh tính hợp pháp của chứng nhận.
4. Nếu phát hiện sản phẩm, dịch vụ không còn tuân thủ các tiêu chuẩn hợp quy, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm:
- a) Thông báo bằng văn bản với các cơ quan chuyên ngành.
- b) Tiến hành thu hồi sản phẩm và tạm ngừng việc sản xuất hàng hóa không phù hợp.
- c) Đưa ra các biện pháp khắc phục.
- d) Gửi văn bản thông báo cho các cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa lưu thông thị trường.
5. Nếu có bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy đã đăng ký, tổ chức phải thông báo cho Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính, chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện. Thông báo này phải được thực hiện trong vòng mười lăm ngày kể từ khi có sự thay đổi.
Như vậy, tổ chức chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm này để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình chứng nhận và công bố hợp quy sản phẩm.
15. Đơn vị Chứng nhận Hợp Quy OPACONTROL
OPACONTROL là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy uy tín được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Chúng tôi cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Quý khách hàng, doanh nghiệp có thể an tâm chọn lựa OPACONTROL vì:
Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm ở đa dạng lĩnh vực. Nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được các chứng nhận theo tiêu chuẩn sản phẩm.
Hệ thống phòng thử nghiệm đạt chuẩn để hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất.
Opacontrol đảm bảo thời gian thực hiện và cấp chứng chỉ nhanh gọn với thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý.
Quý khách hàng đang tìm kiếm một đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín chất lượng, hãy liên hệ ngay với OPACONTROL. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và miễn phí.
Kết luận: Chứng nhận hợp quy là bước quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật. Việc hiểu rõ quy trình chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn và đảm bảo sản phẩm của mình luôn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn trước khi ra thị trường.
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
- Website: Opacontrol.com.vn
- Hotline: 1800 646480
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ