08 Phương thức chứng nhận hợp quy hợp chuẩn cho sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Người viết: PNam lúc
- TIN TỨC
Các phương thức dùng để đánh giá, chứng nhận hợp quy cho sản phẩm hàng hóa được trình bày đầy đủ tại Phụ lục II “NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP” của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Hiện nay có 08 phương thức được áp dụng để đánh giá chứng nhận hợp quy cho sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó 08 phương thức này cũng đồng thời áp dụng cho đánh giá chứng nhận hợp chuẩn. Cụ thể 08 phương thức đó được trình bày nguyên văn không chỉnh sửa như sau:
I. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 1
Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
Giấy chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn được áp dụng đánh giá theo phương thức 01
II. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 2 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực HTQLCL, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, đồng thời báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hóa được đánh giá giám sát.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 2:
Phương thức 2 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ rủi ro về an toàn, sức khỏe, môi trường ở mức thấp;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
III. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 3 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 3:
Phương thức 3 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá theo phương thức 2;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa về bản chất ít hoặc không bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Khó có biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
IV. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 4 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của thông báo về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 4:
Phương thức 4 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 3;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất ổn định trong quá trình sản xuất và bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Có biện pháp cho phép thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
V. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 5 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ thông báo sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 5:
Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Cần sử dụng một phương thức có độ tin cậy cao như phương thức 4, nhưng cho phép linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giám sát để giảm được chi phí;
b) Cần sử dụng một phương thức được áp dụng phổ biến nhằm hướng tới việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp.
Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy cho gạch bê tông được áp dụng theo phương thức 5 và được ghi rõ trong giấy chứng nhận hợp quy.
VI. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 6 bao gồm:
1.1. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý:
- Hệ thống quản lý được đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Báo cáo kết quả đánh giá đối chiếu với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.2. Kết luận về sự phù hợp:
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện hệ thống quản lý được đánh giá giám sát.
1.3. Giám sát hệ thống quản lý.
- Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
- Kết quả giám sát là căn cứ để quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ, hủy bỏ sự phù hợp của hệ thống quản lý.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6:
Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
VII. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 7 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 7:
Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Sản phẩm, hàng hóa đuợc phân định theo lô đồng nhất;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
VIII. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 8 bao gồm:
1.1. Xác định sản phẩm, hàng hóa cần được thử nghiệm hoặc kiểm định;
1.2. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa:
a) Việc thử nghiệm hoặc kiểm định sản phẩm, hàng hóa do phòng thử nghiệm, phòng kiểm định đã đăng ký lĩnh vực hoạt động có năng lực tiến hành tại nơi sản xuất, nơi lắp đặt, nơi sử dụng hoặc tại phòng thử nghiệm, phòng kiểm định.
Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm, phòng kiểm định được công nhận.
b) Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm, kiểm định và phương pháp thử nghiệm, kiểm định được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm định so với yêu cầu.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm hoặc kiểm định phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng của Phương thức 8:
Phương thức 8 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng.
Làm sao để biết sản phẩm của mình cần chứng nhận hợp quy theo phương thức nào?
- Phương thức để áp dụng đánh giá, chứng nhận hợp quy có thể do đơn vị chứng nhận OPACONTROL hoặc khách hàng thỏa thuận và lựa chọn để đảm bảo độ tin cậy và minh bạch của kết quả đánh giá.
- Phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy cũng có thể được quy định tại Quy Chuẩn kỹ thuật tương ứng
Điều 6. Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Cách xác định phương thức chứng nhận hợp quy cho các loại sản phẩm hàng hóa.
Các loại sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 là nhóm hàng hóa có khả năng gây nguy hại thì theo quy định bắt buộc cần phải làm chứng nhận và công bố hợp quy.
Tùy từng loại sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của các Bộ ban ngành nào sẽ có văn bản cụ thể quy định yêu cầu kỹ thuật quy chuẩn tương ứng. Khi đó các đơn vị sử dụng mã HS của sản phẩm để kiểm tra xem loại này có nằm trong nhóm các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy hay không.
Ví dụ một số sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bắt buộc làm chứng nhận hợp quy như sau:
- Đối với sản phẩm keo dán gỗ phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 03:2022/BNNPTNN;
- Chì trong sơn cần được chứng nhận hợp quy theo QCVN 08:2020/BCT;
- Các sản phẩm vật liệu xây dựng quy định trong QCVN 16:2023/BXD.
Opacontrol đưa ra một số loại sản phẩm thông dụng và phương thức chứng nhận tương ứng để Khách hàng có thể dễ dàng hình dung hơn về cách phân loại phương thức chứng nhận hợp quy cho từng loại sản phẩm.
Hợp quy Vật liệu xây dựng theo phương thức nào?
Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay có 08 phương thức áp dụng cho hoạt động chứng nhận hợp quy. Thực tế OPACONTROL triển khai dịch vụ chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng thường áp dụng 3 phương thức phổ biến như:
- Phương thức 5 áp dụng cho sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Phương thức 1 và phương thức 7 thường được áp dụng cho các sản phẩm vật liệu xây dựng nhập khẩu
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:
Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực;
Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.
Vì sao chọn OPACONTROL làm tổ chức chứng nhận hợp quy?
Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPA đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2023/BXD theo quyết định số 292/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2023, là một trong những những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.
Ngoài ra OPACONTROL được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đối với sản phẩm keo dán gỗ và Bộ Công Thương cấp chứng nhận hoạt động đối với sản phẩm Chì trong sơn và các loại hóa chất.
Với đội ngũ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm giúp Khách hàng cấp giấy chứng nhận hợp quy và hỗ trợ công bố hợp quy các sản phẩm VLXD, OPACONTROL là đơn vị uy tín hàng đầu được Khách hàng tin tưởng, nhờ có:
Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thí nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận;
Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về VLXD, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm;
Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý;
Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Bài viết trên OPACONTROL đã cung cấp đầy đủ thông tin về 08 phương thức chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn áp dụng cho các loại sản phẩm hàng hóa theo 28/2012/TT-BKHCN. Để được tư vấn chuyên sâu hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline miễn phí: 1800.646438, hoặc qua:
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
Website: Opacontrol.com.vn
Hotline: 1800646438
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
Linkedin :https://www.linkedin.com/in/opacontrol/