Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn trình tự và thủ tục công bố hợp quy chi tiết

Công bố hợp quy là hoạt động doanh nghiệp hoặc cá nhân công bố sản phẩm hàng hóa (hoặc dịch vụ, quá trình, môi trường) phù hợp với Quy chuẩn tương ứng được quản lý của các Bộ ban ngành. Công bố hợp quy được cơ quan quản lý chấp nhận dựa vào kết quả chứng nhận hợp quy và kết quả thí nghiệm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm hàng hóa.

1. Công bố hợp quy là gì?

Tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện các thử nghiệm, đánh giá hoặc chứng nhận để đảm bảo sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và tuân thủ pháp luật. Sau khi có kết quả phù hợp, doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy với cơ quan chức năng để được phép lưu hành sản phẩm hợp pháp trên thị trường.

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm thuộc danh mục quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng và môi trường

 

Liên hệ OPACONTROL để hỗ trợ công bố hợp quy miễn phí

Liên hệ

Bản công bố hợp quy

2. Hướng dẫn thủ tục tự công bố hợp quy từ A-Z

Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

  • Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

  • Thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

  • Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

3. Có bắt buộc công bố hợp quy không?

Công bố hợp quy có bắt buộc hay không phụ thuộc vào loại sản phẩm và quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH11) và các nghị định liên quan, công bố hợp quy là bắt buộc đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tài sản, môi trường.

Các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc danh mục này phải tiến hành chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường.

4. 03 trường hợp tự công bố hợp quy theo quy định

Trình tự công bố hợp quy là bao gồm các bước hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy theo từng trường hợp cụ thể như sau:

4.1 Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá;

a) Đối với sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan quản lý chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân.

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với đầy đủ các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; Đặc tính kỹ thuật; Xuất xứ, nhà sản xuất; Khối lượng, số lượng; Cửa khẩu nhập; Thời gian nhập; Hợp đồng; Danh mục hàng hóa; Hóa đơn; Vận đơn; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và đảm bảo hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hơp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiểu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thủ hồi hàng hóa này theo quy định pháp luật.

4.2 Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận:

a) Đối với sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan quản lý chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân.

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp 

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với đầy đủ các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; Đặc tính kỹ thuật; Xuất xứ, nhà sản xuất; Khối lượng, số lượng; Cửa khẩu nhập; Thời gian nhập; Hợp đồng; Danh mục hàng hóa; Hóa đơn; Vận đơn; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (giấy chứng nhận hợp quy)  cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và đảm bảo hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hơp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiểu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thủ hồi hàng hóa này theo quy định pháp luật.

Bản công bố hợp quy NAOH

4.3 Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa trong nước:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy kèm theo bản sao y chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

– Sau khi có thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với đầy đủ các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; Đặc tính kỹ thuật; Xuất xứ, nhà sản xuất; Khối lượng, số lượng; Cửa khẩu nhập; Thời gian nhập; Hợp đồng; Danh mục hàng hóa; Hóa đơn; Vận đơn; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (Giấy chứng nhận hợp quy) của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

- Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

- Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Trình tự công bố hợp quy của 3 trường hợp trên được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và được sửa đổi bổ sung thêm tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa.

Bước 1: Đăng ký hồ sơ “Công bố hợp quy” đến cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Tổ chức hoặc cá nhân thực hiện đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước hoặc dịch vụ, quá trình, môi trường theo Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) tương ứng thì nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cụ thể ở đây là nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đến địa chỉ các cơ quan cấp sở do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tại địa phương mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc qua cổng Thông tin dịch vụ công trên website của Tỉnh

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất gạch bê tông cần công bố hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD sẽ cần nộp hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Xây Dựng Bình Dương tại địa chỉ Tầng 7 - Tháp A, Tòa Nhà Trung Tâm Hành Chính Tập Trung Tỉnh Đường Lê Lợi, Phường Hòa Phú, Thành Phố Thủ Dầu Một, Bình Dương hoặc qua cổng thông tin https://dichvucong.binhduong.gov.vn (Hiện nay nhiều địa phương k nhận hồ sơ công bố hợp quy tại 1 cửa nữa, chỉ nhận online qua cổng dịch vụ công)

Bước 2: Xử lý hồ sơ đăng ký hợp quy

Sau khi đăng ký công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa với cơ quan cấp Sở do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng. Hồ sơ công bố hợp quy sẽ được xem xét kỹ lưỡng về giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, thông tin doanh nghiệp công bố hợp quy,.... nếu:

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan cấp Sở sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau không quá 5 ngày làm việc cơ quan cấp Sở sẽ ra “Thống báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan cấp Sở thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, cơ quan cấp Sở thông báo bằng văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân công bố hợp quy bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp Sở có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan cấp Sở do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng se trả kết quả và giấy thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đến tổ chức, cá nhân.

Sau khi công bố hơp quy thành công thì sản phẩm, hàng hóa của cá nhân, tổ chức được phép lưu thông mua bán trên thị trường Việt Nam.

6. Hồ sơ tự công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy. Trong đó 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân.

Hồ sơ công bố hợp quy gồm: 

Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao có công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ tương đương;
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao có công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ tương đương;
  • Nếu chưa được chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thì hồ sơ cần có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
  • Nếu được chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thì hồ sơ cần có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
  • Bản sao hợp lệ phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm thử nghiệm đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan. Bản báo cáo đánh giá cần đảm bảo đủ những nội dung như đối tượng, tài liệu được sử dụng, tên và địa chỉ tổ chức thực hiện đánh giá, phương thức đánh giá, mô tả quá trình đánh giá, kết quả đánh giá.

bản công bố hợp quy mẫu

7. So sánh công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn

Tiêu chí

Công bố hợp quy

Công bố hợp chuẩn

Khái niệm

Là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN).

Là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn (TCVN, TCCS).

Tính chất

Bắt buộc đối với sản phẩm thuộc danh mục quản lý theo QCVN.

Tự nguyện, trừ khi có quy định bắt buộc.

Cơ sở pháp lý

Dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các cơ quan nhà nước ban hành.

Dựa trên tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC…) hoặc tiêu chuẩn cơ sở (TCCS).

Phạm vi áp dụng

Các sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn con người, môi trường, an ninh quốc gia.

Các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng để nâng cao chất lượng và uy tín.

Cơ quan tiếp nhận

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Bộ KHCN, Bộ Công Thương, Bộ Y tế…).

Không bắt buộc nộp hồ sơ, doanh nghiệp có thể tự công bố hoặc nộp tại tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn.

Chứng nhận hợp quy/hợp chuẩn

Do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện hoặc tự đánh giá phù hợp.

Do tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn hoặc doanh nghiệp tự công bố theo tiêu chuẩn đã lựa chọn.

Mục đích

Đảm bảo an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường, tuân thủ quy định pháp luật.

Khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

 

Xem thêm: So sánh hợp chuẩn và hợp quy

8. Nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy ở đâu?

Việc nộp hồ sơ công bố hợp quy ở đâu phụ thuộc vào từng ngành hàng, loại sản phẩm và quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  • Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Đối với các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, và đồ uống.
  • Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế): Đối với sản phẩm dược phẩm, thuốc, và thiết bị y tế.
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ): Đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; như vật liệu xây dựng, điện tử, điện gia dụng.
  • Cục Hóa chất (Bộ Công Thương): Đối với các sản phẩm hóa chất và phân bón.
  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy khác: Tùy vào ngành sản phẩm, một số lĩnh vực có thể nộp hồ sơ tại các cơ quan chuyên ngành liên quan (ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với sản phẩm nông sản,...).

9. Các nhóm sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy

STT

Sản phẩm/Hàng hóa

Cơ sở pháp lý (QCVN)

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

1

Thực phẩm, phụ gia thực phẩm

QCVN 6-1:2010/BYT, QCVN 8-1:2011/BYT

Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) hoặc Sở Y tế địa phương

2

Dược phẩm, mỹ phẩm

QCVN 11:2010/BYT, QCVN 22:2015/BYT…

Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Mỹ phẩm)

3

Thiết bị điện, điện tử

QCVN 4:2009/BKHCN, QCVN 9:2012/BKHCN…

Bộ Khoa học & Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

4

Sản phẩm viễn thông, CNTT

QCVN 118:2018/BTTTT, QCVN 101:2016/BTTTT

Bộ Thông tin & Truyền thông (Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin)

5

Mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ lao động

QCVN 2:2008/BKHCN, QCVN 8:2012/BLĐTBXH

Bộ Khoa học & Công nghệ hoặc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội

6

Vật liệu xây dựng

QCVN 16:2019/BXD

Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng địa phương

7

Phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, linh kiện)

QCVN 09:2015/BGTVT, QCVN 12:2015/BGTVT…

Bộ Giao thông Vận tải (Cục Đăng kiểm Việt Nam)

8

Đồ chơi trẻ em

QCVN 3:2009/BKHCN

Bộ Khoa học & Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng)

9

Hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

QCVN 01:2019/BCT, QCVN 02:2017/BNNPTNT

Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) hoặc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

10

Nước uống đóng chai, nước khoáng

QCVN 6-1:2010/BYT

Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) hoặc Sở Y tế địa phương

10. Hồ sơ công bố hợp quy bị trả lại cần làm gì?

Nếu hồ sơ công bố hợp quy bị trả lại, bạn cần thực hiện các bước sau để khắc phục và nộp lại thành công:

Bước 1: Xác định nguyên nhân bị trả lại

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thường sẽ có văn bản hoặc thông báo lý do hồ sơ bị từ chối. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Thiếu tài liệu: Chưa đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
  • Sai nội dung hồ sơ: Thông tin không khớp với thực tế hoặc không đúng theo biểu mẫu quy định.
  • Chứng nhận hợp quy không hợp lệ: Do tổ chức chứng nhận không được công nhận hoặc kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.
  • Nộp sai cơ quan tiếp nhận: Hồ sơ nộp nhầm cơ quan không có thẩm quyền xét duyệt.

Bước 2. Khắc phục các lỗi trong hồ sơ

Dựa trên nguyên nhân bị trả lại, bạn cần sửa chữa hoặc bổ sung hồ sơ như sau:

  • Bổ sung tài liệu còn thiếu: Kiểm tra lại danh mục hồ sơ và cung cấp đủ giấy tờ.
  • Sửa đổi thông tin sai lệch: Đối chiếu với thực tế và điều chỉnh cho đúng với quy định.
  • Kiểm tra lại chứng nhận hợp quy: Nếu giấy chứng nhận bị từ chối, bạn cần liên hệ tổ chức chứng nhận hợp quy để xác minh hoặc thực hiện thử nghiệm lại nếu cần.
  • Xác minh cơ quan tiếp nhận: Đảm bảo nộp đúng cơ quan có thẩm quyền theo lĩnh vực sản phẩm của bạn.

Bước 3. Nộp lại hồ sơ

Sau khi chỉnh sửa, bạn tiến hành nộp lại hồ sơ theo đúng quy trình:

  • Nộp trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công của cơ quan quản lý.
  • Theo dõi quá trình xét duyệt và chủ động phản hồi nếu có yêu cầu bổ sung thêm.

11. Dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy tại OPACONTROL

OPACONTROL là một trong những đơn vị đi tiên phong thực hiện chứng nhận hợp quy ở Việt Nam, đã được cấp phép bởi các Bộ ban ngành: Bộ Xây Dựng, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.

Với phương châm "Uy tín - Chất lượng - Chuyên nghiệp" và kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm OPA đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, giúp hàng nghìn doanh nghiệp đạt chứng nhận nhanh chóng

Làm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tại OPACONTROL sẽ được hỗ trợ công bố hợp quy từ a tới z. Liên hệ zalo tư vấn nhé bạn

Liên hệ zalo

Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPA đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2023/BXD theo quyết định số 292/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2023, là một trong những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.

Hãy gọi đến Hotline miễn phí: 1800.646438 để được tư vấn trực tiếp hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 0946868029 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Lên đầu trang