Hợp chuẩn và hợp quy khác nhau như thế nào? So sánh chi tiết nhất
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Hợp chuẩn hợp quy là việc một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước ban hành. Bài viết này, OPACONTROL sẽ giúp bạn hiểu rõ hợp chuẩn và hợp quy khác nhau như thế nào, tại sao các doanh nghiệp cần có chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
1. Hợp chuẩn hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn là một hình thức xác nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quốc tế. Chứng nhận này được thực hiện một cách tự nguyện và không có yêu cầu bắt buộc. Mục đích của chứng nhận hợp chuẩn là giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.
Chứng nhận hợp quy là sự xác nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc. Đây là yêu cầu pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm 2 (các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn người tiêu dùng). Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường và không gây nguy hại cho người tiêu dùng.
So sánh điểm chung và điểm khác nhau giữa 2 định nghĩa:
Điểm chung: Cả hai đều liên quan đến việc xác nhận chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Cả chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy đều nhằm đảm bảo sản phẩm đạt được các yêu cầu chất lượng nhất định và có thể sử dụng trên thị trường.
Điểm khác nhau:
- Chứng nhận hợp chuẩn là tự nguyện, áp dụng cho các sản phẩm nhóm 1, không yêu cầu pháp lý.
- Chứng nhận hợp quy là bắt buộc và áp dụng cho sản phẩm thuộc nhóm 2, yêu cầu tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Thế nào là hợp chuẩn hợp quy?
2. Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy áp dụng cho đối tượng nào?
Chứng nhận hợp quy áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Đồng thời, chủ yếu áp dụng các sản phẩm nhóm 2 - có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường.
- Thiết bị điện: Bóng đèn, quạt, tủ lạnh, máy điều hòa, máy tính...
- Thiết bị y tế: Máy móc y tế, vật tư tiêu hao y tế...
- Đồ chơi: Đồ chơi trẻ em, đồ chơi điện tử...
- Ô tô, xe máy: Các loại phương tiện giao thông cơ giới
- Sản phẩm tiêu dùng: Thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng...
- Vật liệu xây dựng: Xi măng, thép, gạch...
Chứng nhận hợp chuẩn áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu về chất lượng và an toàn, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, hoặc tiêu chuẩn ngành nghề.
- Hệ thống quản lý: Quản lý chất lượng (ISO 9001), quản lý môi trường (ISO 14001, Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 45001),…
- Sản phẩm: Công nghiệp, tiêu dùng, nông nghiệp,...
- Dịch vụ: Kiểm định, thử nghiệm, tư vấn, logistics,...
2. So sánh quy trình hợp chuẩn và hợp quy.
2.1 Giống nhau:
- Như đề cập ở trên, sự giống nhau của hợp chuẩn và hợp quy đều phải tuân thủ theo quy trình được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
Cả hai đều là các loại chứng nhận liên quan đến chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được quy định, giúp người tiêu dùng và đối tác tin tưởng vào sản phẩm được cung cấp.
Quy trình chứng nhận đều do các tổ chức độc lập thực hiện và không thuộc các cơ quan nhà nước (trong trường hợp hợp chuẩn). Các tổ chức này có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, đánh giá, cấp chứng nhận.
Các phương thức áp dụng cho việc đánh giá, cấp chứng nhận và công bố hợp chuẩn hợp quy cũng giống nhau bao gồm 8 phương thức.
Giấy chứng nhận ISO và giấy hợp quy đi kèm khi khách hàng sử dụng phương thức 05 làm chứng nhận hợp quy
3.2 Khác nhau
Hợp chuẩn | Hợp quy | |
Định nghĩa | Sự phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, địa phương | Sự phù hợp với Quy chuẩn Quốc gia |
Ký hiệu chứng nhận | TCVN, ASTM, BN - ES, JIS,... | QCVN |
Quy định pháp luật | Không bắt buộc | Bắt buộc |
Nhóm hàng hóa áp dụng | Hàng hóa nhóm 1 | Hàng hóa nhóm 2 |
Công bố | Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh | Cơ quan Sở chuyên ngành |
Bảng so sánh khác nhau hợp chuẩn và hợp quy
Có thể thấy sự khác nhau giữa hợp chuẩn và hợp quy nằm rõ ràng ở quy định của nhà nước. Theo đó sự khác biệt của hơp quy là hoạt bắt buộc phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ( tức là nhóm sản phẩm, hàng hóa) có khả năng gây hại và được chứng nhận theo ký hiệu QCVN.
3. Phân biệt thủ tục chứng nhận và công bố cho hợp chuẩn, hợp quy.
3.1 Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy:
Chứng nhận hợp chuẩn:
- Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín để thực hiện đánh giá.
- Quy trình không bắt buộc, tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Chứng nhận hợp quy:
- Bắt buộc theo quy định của nhà nước đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
- Quy trình chứng nhận yêu cầu tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền như Cục Quản lý Chất lượng hoặc các tổ chức chứng nhận được chỉ định.
3.2 Công bố hợp chuẩn, hợp quy:
Công bố hợp chuẩn:
- Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm của mình đạt chuẩn chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
- Việc công bố hợp chuẩn thường thực hiện qua việc đăng tải thông tin trên website của doanh nghiệp hoặc các kênh thông tin chính thức.
Công bố hợp quy:
- Công bố hợp quy là một yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố sản phẩm của mình đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Việc công bố hợp quy cần được thực hiện qua cơ quan có thẩm quyền và phải có giấy xác nhận từ cơ quan này.
4. Có sự khác nhau giữa phương thức đánh giá hợp chuẩn và hợp quy hay không?
Có sự khác biệt trong phương thức đánh giá giữa hợp chuẩn và hợp quy. Cụ thể:
Hợp chuẩn: Đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế hoặc ngành nghề, không yêu cầu pháp lý. Đánh giá được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận độc lập.
- Hợp quy: Đánh giá dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và có sự kiểm tra từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. So sánh dấu hợp chuẩn và hợp quy
Sự khác biệt lớn giữa giấy chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy nằm ở các quy định và yêu cầu đối với dấu chứng nhận. Cụ thể, dấu hợp quy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước về hình dáng, tỷ lệ và kích thước tiêu chuẩn và việc sử dụng nó là bắt buộc đối với các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy.
Ngược lại, dấu hợp chuẩn có tính linh hoạt hơn, cho phép các tổ chức tự thiết kế hình dạng của dấu theo ý muốn, phù hợp với tiêu chuẩn mà sản phẩm đáp ứng. Những khác biệt này thể hiện rõ sự nghiêm ngặt trong quy định đối với sản phẩm cần chứng nhận hợp quy, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng khi lưu thông trên thị trường.
Dấu chứng nhận hợp quy (bên trái), hợp chuẩn (bên phải)
Tham khảo: Sự khác nhau giữa dấu hợp chuẩn và hợp quy
5. So sánh giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy
Giấy chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy đều quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rõ rệt về mặt pháp lý, ký hiệu và hình thức dấu chứng nhận. Vậy giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy có gì giống nhau, khác nhau.
5.1. Giống nhau
Giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy đều yêu cầu các thông tin cơ bản như:
Tên tổ chức, cá nhân: Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm.
Địa chỉ: Địa chỉ chính thức của tổ chức, cá nhân công bố.
Phương thức sản xuất hoặc kinh doanh: Chi tiết về phương pháp sản xuất hoặc dịch vụ liên quan.
Thông tin sản phẩm/dịch vụ: Bao gồm tên, mã sản phẩm, các đặc điểm kỹ thuật cơ bản.
Cả hai loại giấy chứng nhận này đều chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
5.2. Khác nhau
Ký hiệu chứng nhận:
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn sử dụng các ký hiệu tương ứng với tiêu chuẩn mà sản phẩm hoặc dịch vụ đã đạt được, chẳng hạn như TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam), ASTM (Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ), BN-ES (Tiêu chuẩn Vương quốc Anh), JIS (Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản), ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), v.v.
- Giấy chứng nhận hợp quy sử dụng ký hiệu "QCVN," đại diện cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà sản phẩm hoặc dịch vụ phải tuân thủ.
Giấy chứng nhận hợp quy (bên trái), hợp chuẩn (bên phải)
Phạm vi áp dụng:
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn: Áp dụng tự nguyện theo quyết định của nhà sản xuất, thường dành cho các sản phẩm không có nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản (thuộc nhóm 1).
- Giấy chứng nhận hợp quy: Áp dụng bắt buộc theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các sản phẩm có nguy cơ gây hại, ngay cả khi được sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản đúng cách (thuộc nhóm 2).
Hình dạng và yêu cầu con dấu của giấy chứng nhận hợp chuẩn/ hợp quy:
- Con dấu trên giấy chứng nhận hợp chuẩn: Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện của dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận quy định. Dấu này phải đảm bảo rõ ràng, không gây nhầm lẫn và thể hiện đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng. Đối với trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá, dấu hợp chuẩn không được sử dụng.
- Con dấu trên giấy chứng nhận hợp quy: Dấu hợp quy có hình dạng và kích thước được quy định chặt chẽ theo Phụ lục I của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Dấu này phải được in trực tiếp lên sản phẩm, bao bì hoặc tài liệu kỹ thuật ở vị trí dễ thấy, dễ đọc và phải đảm bảo không dễ bị tẩy xóa hoặc tháo rời. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải giữ nguyên tỷ lệ và màu.
Tóm lại, giấy chứng nhận hợp chuẩn và giấy chứng nhận hợp quy đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm đồng thời đảm bảo an toàn, sức khỏe đối với người tiêu dùng và môi trường.
6. Phân biệt hồ sơ Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp chuẩn
Hồ sơ công bố hợp chuẩn là tài liệu mà doanh nghiệp tự thực hiện để công khai thông tin về sản phẩm đạt chuẩn chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Công bố hợp chuẩn không yêu cầu cơ quan nhà nước phê duyệt, tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin công bố chính xác và minh bạch.
Cấu trúc hồ sơ công bố hợp chuẩn:
Giấy công bố hợp chuẩn:
Thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế, thông tin liên hệ).
Tên sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm.
Mô tả chi tiết về sản phẩm và các kết quả kiểm tra chất lượng.
Chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn:
Giấy chứng nhận từ tổ chức chứng nhận về việc sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Báo cáo kiểm tra chất lượng:
Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm từ tổ chức chứng nhận.
Thông tin công bố:
Doanh nghiệp công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông, website, hoặc các kênh thông tin công cộng khác.
Hồ sơ công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy là tài liệu mà doanh nghiệp phải thực hiện để công bố sản phẩm của mình đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Công bố hợp quy phải được thực hiện qua các cơ quan có thẩm quyền, và hồ sơ này phải được phê duyệt trước khi công khai thông tin.
Cấu trúc hồ sơ công bố hợp quy:
Giấy công bố hợp quy:
Thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế).
Tên sản phẩm và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho sản phẩm.
Giấy chứng nhận hợp quy:
Giấy chứng nhận từ tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Kết quả kiểm tra sản phẩm:
Báo cáo kết quả kiểm tra từ phòng thí nghiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin công khai:
Thông tin về công bố sẽ được công khai trên website của doanh nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
So sánh và phân biệt chi tiết về cách viết thông tin soạn thảo giữa 2 bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy
Tiêu chí | Hồ sơ công bố hợp chuẩn | Hồ sơ công bố hợp quy |
Giấy công bố | Cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, tiêu chuẩn áp dụng. | Cung cấp thông tin cơ bản về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. |
Chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy | Chứng nhận từ tổ chức chứng nhận hợp chuẩn. | Chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền về việc hợp quy. |
Kết quả kiểm tra | Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm từ tổ chức chứng nhận. | Kết quả kiểm tra sản phẩm từ cơ quan thẩm quyền hoặc phòng thí nghiệm. |
Thông tin công khai | Công khai thông tin trên website hoặc các kênh thông tin công cộng. | Công khai thông tin phải được xác nhận và phê duyệt từ cơ quan nhà nước. |
7. Ý nghĩa của việc chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ý nghĩa của chứng nhận hợp chuẩn:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Khẳng định uy tín doanh nghiệp
- Tăng tính cạnh tranh trên thị trường
- Thuận lợi trong việc xuất khẩu
- Tiết kiệm chi phí kiểm tra, kiểm định cho khách hàng và đối tác.
Ý nghĩa của chứng nhận hợp quy:
- Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và xã hội
- Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý
- Tăng cường sự tin cậy của người tiêu dùng
- Tạo lợi thế cạnh tranh
- Đảm bảo duy trì chất lượng dài hạn và bền vững.
8. Doanh nghiệp nên làm Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận hợp quy?
Doanh nghiệp nên lựa chọn giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy tùy thuộc vào mục tiêu sản phẩm, dịch vụ của mình và yêu cầu pháp lý, thị trường mà họ hướng đến. Dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai loại chứng nhận này:
Chứng nhận hợp chuẩn
- Mục đích: Xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã được công nhận trong ngành, nhưng không nhất thiết phải là yêu cầu bắt buộc theo luật pháp.
- Áp dụng: Thường sử dụng trong các ngành không yêu cầu chứng nhận hợp quy bắt buộc, nhưng doanh nghiệp muốn khẳng định chất lượng sản phẩm để tăng niềm tin cho người tiêu dùng.
- Ví dụ: Các sản phẩm thực phẩm, thiết bị gia dụng, hoặc hàng hóa tiêu dùng có thể được chứng nhận hợp chuẩn để nâng cao uy tín.
Chứng nhận hợp quy
- Mục đích: Xác nhận sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc theo luật pháp hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
- Áp dụng: Các sản phẩm, dịch vụ này bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
- Ví dụ: Sản phẩm dược phẩm, thiết bị y tế, xe cộ, hay thực phẩm có thể yêu cầu chứng nhận hợp quy để được phép bán ra thị trường.
9. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hợp quy OPACONTROL
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy cho các doanh nghiệp với các quy trình đơn giản, hiệu quả. Dịch vụ của chúng tôi đảm bảo giúp doanh nghiệp thực hiện chứng nhận một cách nhanh chóng và đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật.
Chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy là hai yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Với dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy tại OPACONTROL, doanh nghiệp có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm của mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất!
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
- Website: Opacontrol.com.vn
- Hotline: 1800 646438
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
- Linkedin :https://www.linkedin.com/in/opacontrol/