- Trang chủ
- Thử nghiệm vật liệu xây dựng
- Thử nghiệm cốt liệu dùng cho bê tông và vữa
Thử nghiệm cốt liệu dùng cho bê tông và vữa
✅ Thời gian nhanh chóng, như cam kết
✅ Công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch
✅ Chi phí hợp lý, báo giá chi tiết
✅ Thông tin khách hàng bảo mật tuyệt đối
✅ Dịch vụ uy tín trên toàn quốc
Trong cốt liệu chúng được phân loại ra cốt liệu lớn (đá dăm), cốt liệu nhỏ (là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền). Với sự quan trọng và thiết yếu thì cát cũng cần có những thử nghiệm cần thiết để đảm bảo được cốt liệu đạt yêu cầu và mức độ an toàn của các chỉ tiêu cơ lý - hóa trước khi được đưa vào sử dụng trong xây dựng hoặc thiết kế cấp phối theo mong muốn. Opacontrol chúng tôi, tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ về thử nghiệm cốt liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Cốt liệu và thử nghiệm cốt liệu là gì
a. Cốt liệu là gì?
Các vật liệu rời có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định và khi chúng được nhào trộn với xi măng và nước sẽ tạo thành bê tông hoặc vữa. Dựa vào kích thước hạt, cốt liệu được phân ra cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn.
b. Thử nghiệm cốt liệu là gì?
Thử nghiệm cốt liệu là một loạt các hoạt động kiểm tra để thực hiện đánh giá chất lượng của cốt liệu qua các phép thử về tính chất cơ lý và hóa. Các phép thử này được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006.
c. Đối tượng và mục đích
Cốt liệu xây dựng cho bê tông và vữa
Để đáp ứng nhu cầu thí nghiệm về cốt liệu của khách hàng, Opacontrol chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu thử nghiệm từ các khách hàng là cá nhân cho đến các khách hàng là đơn vị, nhà cung cấp cốt liệu (cát tự nhiên, cát nhập khẩu, đá dăm…) cho thị trường nói chung và các công trình xây dựng nói riêng.
Khi đã thực hiện thử nghiệm cốt liệu, chúng ta sẽ biết được là cốt liệu mình đang dùng thì nó có đặc điểm gì, dùng vào mục đích gì là tối ưu nhất, hay là cốt liệu mà mình đang sử dụng có nằm trong vùng cốt liệu vô hại hay không, có nằm trong giới hạn cho phép hay không, việc sử dụng cát và đá dăm này để xây dựng thì có đảm bảo độ bền của công trình theo năm tháng hoặc độ bền của công trình có theo như dự định, kế hoạch của chính bản thân mình, nhà đầu tư,…
2. Các chỉ tiêu thử nghiệm về cốt liệu nhỏ
Để biết được những tính chất cơ lý và hóa của cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ thì chúng ta cần tiến hành thử nghiệm những chỉ tiêu sau:
- Xác định thành phần hạt TCVN 7572-2:2006
- Xác định thành phần thạch học TCVN 7572-3:2006
- Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước TCVN 7572-4:2006
- Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn TCVN 7572-5:2006
- Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng TCVN 7572-6:2006
- Xác định độ ẩm TCVN 7572-7:2006
- Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ TCVN 7572-8:2006
- Xác định tạp chất hữu cơ TCVN 7572-9:2006
- Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc TCVN 7572-10:2006
- Xác định độ nén dập và hệ số hóa mềm của cốt liệu lớn TCVN 7572-11:2006
- Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles TCVN 7572-12:2006
- Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn TCVN 7572-13:2006
- Xác định khả năng phản ứng kiềm – silic TCVN 7572-14:2006
- Xác định hàm lượng clorua TCVN 7572-15:2006
3. Những chỉ tiêu cần thử nghiệm
Bộ sàng tiêu chuẩn để xác định cỡ hạt
Với những chỉ tiêu thử nghiệm ở trên, tùy vào nhu cầu và mục đích mà khách hàng sẽ thử một hoặc một số chỉ tiêu hoặc có thể thử hết tất cả các chỉ tiêu. Trong đó, có những chỉ tiêu cơ bản nhất mà người dùng cần thiết làm đó là:
- Xác định thành phần hạt
- Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ
- Xác định khả năng phản ứng kiềm – silic
- Xác định tạp chất hữu cơ
- Xác định độ nén dập của cốt liệu lớn
- Xác định hàm lượng clorua
Đây cũng là những chỉ tiêu bắt buộc phải có và quy định trong QCVN 16:2019/BXD.
Tham khảo: Thử nghiệm cốt liệu xây dựng theo QCVN 16
Mẫu phải đảm bảo đặc tính tự nhiên và đại diện cho lô cốt liệu cần thử
Opacontrol chúng tôi sẽ là một đơn vị độc lập, khách quan giúp khách hàng có một cách nhìn nhận tốt nhất về kết quả cũng như chất lượng của cốt liệu. Tuy nhiên, để có kết quả không sai lệch với lô cốt liệu thì việc lấy mẫu cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ kết quả thử nghiệm.
Vì vậy, khách hàng khi lấy mẫu phải đảm bảo đặc tính tự nhiên của cốt liệu bằng cách lấy mẫu tại nhiều điểm khác nhau trong lô cốt liệu, sau đó trộn đều và thực hiện phương pháp chia đôi hoặc chia tư để có khoảng 20kg – 40kg mẫu gửi cho đơn vị thử nghiệm (TCVN 7572-1:2006 phương pháp lấy mẫu).
4. Opacontrol là Trung tâm thử nghiệm cốt liệu uy tín
Qua những thông tin trên, chúng ta cũng đã biết và nắm đước phần nào về thông tin, tài liệu và cách thức lấy mẫu cốt liệu để thử nghiệm.
Opacontrol với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thử nghiệm viên có trình độ cao, được đào tạo và nâng cao tay nghề theo định kỳ, nhiều năm kinh nghiệm
- Đến với Opacontrol, mọi thủ tục, hồ sơ, chi phí đều được rõ ràng, hợp lý và sẵn sàng hỗ trợ, thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời.
Nếu quý khách hàng còn những thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về dịch vụ chứng nhận, thử nghiệm cốt liệu thì hãy liên hệ với Opacontrol chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng qua:
Xem thêm:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438