Phân loại đặc tính kỹ thuật về cháy của VLXD theo QCVN 06:2022/BXD

Năng lực hoạt động thử nghiệm đặc tính cháy Opacontrol

 

Dịch vụ thử nghiệmTheo
Thử tính không cháyTCVN 12695 (ISO 1182)
Thử Tính Bắt Cháy Nguồn Bức Xạ NhiệtISO 5657
Thử Tính Lan Truyền Ngọn LửaISO 5658-2, ISO 9239
Thử Tính Bắt Cháy Bằng Ngọn Lửa ĐơnISO 11925-2

 

Theo QCVN 06:2022/BXD- QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH. Quy định này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.

Opacontrol cung cấp dịch vụ thử nghiệm về các đặc tính cháy (là thí nghiệm cháy vật liệu) cho các vật liệu. Từ đó mang đến cho quý khách phiếu kết quả thử nghiệm bao gồm thông số của các chỉ tiêu và sự đánh giá có phù hợp với QCVN 06:2022/BXD hay không.

>>> Liên hệ tư vấn qua tổng đài miễn phí dưới đây để giảm 20% thử nghiệm nhé!

1800646480

1. Vấn đề an toàn cháy

An toàn cháy

Vấn đề an toàn cháy được quan tâm ở mọi nơi

Để đảm bảo an toàn cháy khi thiết kế công trình, các bộ phận công trình phải có khả năng chịu lửa trong một khoảng thời gian nhất định và vật liệu sử dụng trong công trình phải là vật liệu không cháy hoặc không gây nguy hiểm cho người khi cháy. Để đạt được các yêu cầu này, cần triển khai các thử nghiệm đốt để kiểm tra tính năng của vật liệu và bộ phận kết cấu công trình. Các thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng chống cháy, sinh khói, lan truyền lửa và khói của các vật liệu và bộ phận kết cấu.

2. Quy định nhà nước

- Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ). Nghị định này có hiệu lực thi thành từ ngày 10/01/2021

- Thông tư số 06/2022/TT- BXD Thông tư ban hành QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

Tải QCVN 06:2022/BXD >>>Tại Đây

3. Thí nghiệm cháy vật liệu xây dựng theo QCVN 06:2022/BXD

Thử nghiệm đốt là phương pháp kiểm tra mức độ chịu lửa của vật liệu, cấu kiện hoặc bộ phận công trình bằng cách tác động môi trường nhiệt độ cao từ ngọn lửa hoặc bức xạ nhiệt. Mức nhiệt độ và thời gian tác động được quy định trong các tiêu chuẩn và được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu về tình huống cháy thực. Thử nghiệm đốt thường được thực hiện bởi các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm trên toàn cầu, trong đó QCVN 06:2022/BXD tập trung vào các lĩnh vực thử nghiệm từ vật liệu đến hệ kết cấu hoàn chỉnh ở Việt Nam.

Tư vấn

4. Phân loại đặc tính kỹ thuật về cháy của Vật liệu xây dựng

Theo phụ lục B QCVN 06:2022/BXD

a. Các loại vật liệu không cháy và vật liệu cháy

Vật liệu xây dựng được phân thành hai loại: vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số thử nghiệm cháy như sau:

Vật liệu không cháy là vật liệu bảo đảm trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm;

- Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50°C;

- Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50%;

- Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10s;

Vật liệu cháy là vật liệu khi thử nghiệm không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên.

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

VÍ DỤ: Một số vật liệu thực tế được xếp vào loại vật liệu không cháy như các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát và vật liệu tương tự.

b. Các nhóm vật liệu cháy theo tính cháy

Bảng B.1 - Nhóm vật liệu cháy theo tính cháy

Nhóm cháy của vật liệu

Các thông số cháy

Nhiệt độ khí trong ống thoát khói, T,°C

Mức độ hư hỏng làm giảm chiều dài mẫu, L, %

Mức độ hư hỏng làm giảm khối lượng mẫu, m, %

Khoảng thời gian tự cháy, s

Ch1 - cháy yếu

≤ 135

≤ 65

≤ 20

0

Ch2 - cháy vừa phải

≤ 235

≤ 85

≤ 50

≤ 30

Ch3 - cháy mạnh vừa

≤ 450

> 85

≤ 50

≤ 300

Ch4 - cháy mạnh

> 450

> 85

> 50

> 300

CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử tính cháy của vật liệu xây dựng

CHÚ THÍCH 2: Nếu thử nghiệm theo TCVN 12695 (ISO 1182), các vật liệu đáp ứng các yêu cầu sau cũng được xếp vào nhóm vật liệu cháy yếu Ch1:

- Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 °C;

- Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %;

- Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20 s.

c. Các nhóm vật liệu theo tính bắt cháy

Bảng B.2 - Nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy

Nhóm bắt cháy của vật liệu

Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

BC1 - khó bắt cháy

≥ 35

BC2 - bắt cháy vừa phải

≥ 20 và < 35

BC3 - dễ bắt cháy

< 20

CHÚ THÍCH: Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn được xác định theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

d. Các nhóm vật liệu theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

Bảng B.3 - Nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu

Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

LT1 - không lan truyền

≥ 11

LT2 - lan truyền yếu

≥ 8 và < 11

LT3 - lan truyền vừa phải

≥ 5 và < 8

LT4 - lan truyền mạnh

< 5

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 5658-2, ISO 9239 hoặc tiêu chuẩn tương đương

e. Các nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

Bảng B.4 - Nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

Nhóm sinh khói của vật liệu

Giá trị hệ số sinh khói của vật liệu, m2/kg

SK1 - khả năng sinh khói thấp

≤ 50

SK2 - khả năng sinh khói vừa phải

> 50 và ≤ 500

SK3 - khả năng sinh khói cao

> 500

CHÚ THÍCH: Hệ số sinh khói của vật liệu được xác định theo ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

f. Các nhóm vật liệu cháy theo độc tính

Bảng B.5 - Nhóm vật liệu cháy theo độc tính

Nhóm độc tính của vật liệu

Chỉ số HCL50, g/m3, tương ứng với thời gian, min, để lộ

5

15

30

60

ĐT1 - độc tính thấp

> 210

> 150

> 120

> 90

ĐT2 - độc tính vừa phải

> 70 và ≤ 210

> 50 và ≤ 150

> 40 và ≤ 120

> 30 và ≤ 90

ĐT3 - độc tính cao

> 25 và ≤ 70

> 17 và ≤ 50

> 13 và ≤ 40

> 10 và ≤ 30

ĐT4 - độc tính đặc biệt cao

≤ 25

≤ 17

≤ 13

≤ 10

CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm và tính toán chỉ số HCL50 theo ISO 13344 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

 
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang