OH&S là gì| Đặc điểm và vai trò của OH&S trong quản lý An toàn sức khỏe, nghề nghiệp

Bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp đang dần trở nên phổ biến đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau. Do vậy, ngày càng nhiều các doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo luật định quan tâm tới việc xây dựng. Vậy OH&S là gì? Và OH&S sẽ mang lại những lợi ích gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp và cung cấp góc nhìn cụ thể nhất cho Quý doanh nghiệp.

1. OH&S là gì?

OH&S là tên viết tắt của Occupational health and safety – An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, một nhánh của sức khỏe cộng đồng nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. OH&S nghiên cứu độ chấn thương và bệnh tật trong dân số lao động từ đó đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm mà họ gặp phải trong công việc.

oh&S Là gì

oh&S Là gì

Mọi nghề nghiệp đều tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe hoặc an toàn đi kèm với nó, và người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên của họ có thể thực hiện công việc đó một cách an toàn nhất có thể.

Lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc nhằm loại bỏ, giảm thiểu hoặc thay thế các mối nguy hiểm tại công trường. Các chương trình OH&S đã bao gồm các quy trình và thủ tục nhằm giảm thiểu hậu quả của các sự cố tại nơi làm việc.

 

►► Tham khảo: TPM là gì? Vai trò của TPM đối với doanh nghiệp

 

Mối nguy OH&S là gì?

Mối nguy OH&S là nguồn gốc, tình huống hoặc hành động tiềm ẩn các  nguy cơ gây thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nói một cách dễ hiểu, mối nguy OH&S là bất kỳ phần nào trong các hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và an toàn của nhân viên, nhà thầu hoặc khách đến thăm cơ sở.

Rủi ro OH&S là gì?

Rủi ro oh&s là gì

Rủi ro oh&s là gì

Rủi ro là khả năng hoặc xác suất mà sức khỏe của một người sẽ bị tổn hại hoặc bị ảnh hưởng xấu nếu tiếp xúc với một mối nguy hiểm. Nó cũng có thể áp dụng cho các trường hợp mất tài sản hoặc thiết bị, hay thậm chí là các tác động có hại đến môi trường.

Đánh giá rủi ro là quá trình:

  • Xác định những mối nguy và các yếu tố rủi ro có khả năng gây hại (xác định mối nguy).

  • Phân tích và đánh giá những rủi ro đi kèm (phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro).

  • Xác định những cách thức phù hợp để loại bỏ mối nguy, hoặc kiểm soát rủi ro khi không thể loại bỏ được mối nguy (kiểm soát rủi ro).

2. Mục tiêu của việc xây dựng, áp dụng và chứng nhận ISO 45001

Cải tiến hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là trọng tâm của quá trình chuyển tiếp sang Tiêu chuẩn ISO 45001, từ đó theo đuổi các mục tiêu sau đây:

  • Cung cấp và hoàn thiện môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên và các cá nhân chuyên trách khác.

  • Lập hồ sơ về hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp cho nhân viên và các bên hữu quan khác.

  • Liên tục hoàn thiện tổ chức thông qua mô hình PDCA.

  • Bao quát các rủi ro về sức khỏe & an toàn nghề nghiệp.

  • Quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp là yếu tố chiến lược và trách nhiệm của doanh nghiệp sao cho mang lại những hiệu quả cao nhất.

  • Khích lệ nhân viên thông qua hoạt động tham gia và phản hồi thông tin.

  • Tạo điều kiện lập hồ sơ đạo đức doanh nghiệp: An toàn và đáng tin cậy để thể hiện trước các khách hàng, nhà cung ứng, cơ quan hữu quan và các nhà đầu tư dưới hình thức chứng nhận theo tiêu chuẩn.

3. Những đặc trưng chính của chứng nhận ISO 45001

Tiêu chuẩn Iso 45001 tại OPAControl

Tiêu chuẩn Iso 45001 tại Opacontrol

Mặc dù chứng nhận ISO 45001 là một tiêu chuẩn mới, nhưng nền tảng của tiêu chuẩn này đã tồn tại và được thiết lập trong OHSAS 18001. Các doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm phù hợp với OHSAS 18001 đồng thời tích cực áp dụng vào thực tiễn hàng ngày thì có thể suôn sẻ chuyển đổi sang chứng nhận ISO 45001.

Những điểm cải tiến chính:

  • ISO 45001 thực hiện cấu trúc cấp cao, áp dụng theo khuôn khổ chung với các hệ thống quản lý khác, ví dụ như ISO 9001 và ISO 14001.

  • ISO 45001 rất quan tâm đến trách nhiệm của quản lý cấp cao. Khía cạnh này đã được lồng ghép trong tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 sửa đổi.

  • ISO 45001 xác định rõ những đối tượng không được tuyển dụng lâu dài, ổn định, nhưng vẫn làm việc dưới hình thức khác trong phạm vi trách nhiệm của tổ chức/doanh nghiệp, ví dụ như nhà thầu phụ, cũng như các quy trình được thuê bên ngoài toàn bộ. Bằng cách này, ISO 45001 tích hợp các yếu tố của chứng chỉ SCC.

Tiêu chuẩn này giới thiệu thuật ngữ “các cơ hội”, như một khía cạnh mới trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm những vấn đề vượt ngoài phạm vi các biện pháp loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro và nguy cơ OH&S.

4. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện OH&S

Lợi ích thực hiện oh&s

Lợi ích thực hiện oh&s

Các doanh nghiệp cần hiểu tiêu chuẩn ISO 45001 để thực tốt an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong tổ chức. Cụ thể tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe (OH&S) cho phép tổ chức cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình bằng cách:

  • Xây dựng và thực hiện chính sách, mục tiêu OH&S.

  • Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét “bối cảnh” của tổ chức và có tính đến các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.

  • Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ hoặc kiểm soát nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn.

  • Thiết lập các kiểm soát vận hành từ đó quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.

  • Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của doanh nghiệp.

  • Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách hoàn thiện kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp.

  • Người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S.

Việc kết hợp các biện pháp này sẽ đảm bảo tăng cường danh tiếng của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

  • Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật.

  • Giảm chi phí về tai nạn.

  • Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành.

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) là vấn đề được cả xã hội quan tâm hiện nay. Việc nắm rõ OH&S là gì, cách xác định mối nguy và đánh giá rủi ro OH&S ra sao sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp hạn chế được rủi ro nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý An toàn sức khỏe, nghề nghiệp, mang đến công việc an toàn, lành mạnh và bền vững.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ xác định, đánh giá và kiểm soát mối nguy OH&S đừng bỏ qua dịch vụ tư vấn ISO 45001 – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

 

>>>Xem thêm:

Tiêu chuẩn Vietgap là gì

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử aas

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang