Tiểu chuẩn VietGap là gì? Những thông tin hữu ích cho bạn và cho tôi| OPAControl News

Những năm gần đây sau khi gia nhập WTO thì ngành xuất khẩu ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang nước ngoài vẫn chưa đạt được như kỳ vọng vì hàng hóa của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu.

Hiểu được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) áp dụng cho các nước thành viên. Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP dành riêng cho Việt Nam.

1. Tiêu chuẩn VietGap là gì?

Tiêu chuẩn VietGap là gì

Tiêu chuẩn VietGap là gì

Vietnamese Good Agricultural Practices viết tắt là VietGAP là thực hành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ứng với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và ghi rõ nguồn gốc sản xuất.

Tham khảo: SOP là gì? SOP là gì trong sản xuất

 

2. So sánh tiêu chuẩn VietGAP TCVN 11892-1:2017

Tiêu chuẩn VietGap

Tiêu chuẩn VietGap trồng trọt

Tiêu chuẩn VietGAP TCVN 11892-1:2017 được soạn thảo tổng hợp với sự tham khảo của một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới và điều chỉnh lại để trở nên hài hòa hơn với ASEAN GAP. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản so với tiêu chuẩn VietGAP cũ:

a. Giống nhau

Quy trình VietGAP mới vẫn áp dụng cho hoạt động sản xuất và sơ chế dựa trên 4 yếu tố chính:

  • An toàn Thực phẩm

  • An toàn Môi Trường

  • An toàn cho Người lao động

  • Ghi rõ được nguồn gốc sản phẩm

Hoạt động quản lý của quy trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới, phân bón, chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại.

b. Khác nhau

Tiêu chuẩn VietGAP có những tiêu chí rõ ràng hơn:

  • Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải có dụng cụ chứa hoặc kho thuốc và dụng cụ chống chảy tràn.

  • Phải có sơ đồ nơi sản xuất: Nơi chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị và dụng cụ phục vụ sản xuất, nơi sơ chế, bảo quản thực phẩm và các khu vực xung quanh.

  • Mẫu phân tích sản phẩm sẽ dựa trên đánh giá mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sản xuất.

  • Mục đánh giá nội bộ nếu có điểm nào không phù hợp sẽ được khắc phục trước khi đưa tới tay khách hàng.

  • Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở nếu có nhiều địa điểm thì phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm.

  • Danh mục các thuốc bảo vệ thực vật sẽ được sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất. Bao gồm: Tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại.

  • Rau mẫu không được dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

  • Sản xuất chè phải đảm bảo loại bỏ cỏ dại có chứa độc tố Pyrrolizidine Alkaloids.

Đặc biệt bộ tiêu chuẩn VietGAP mới được đánh giá là dễ dàng áp dụng hơn so với quy trình VietGAP cũ.

3. Các tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm chuẩn theo mô hình VietGap là gì?

Mô hình VietGap

Mô hình VietGap

  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch đều tuân thủ theo quy định của từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

  • An toàn thực phẩm: Các biện pháp được dùng để đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng thực phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

  • Môi trường làm việc: Đất canh tác tốt, nguồn nước đầy đủ đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. 

  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn giúp người tiêu dùng dễ dàng nắm rõ thông tin từ nguồn giống đến thành phẩm. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó.

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất và chất độc hại với cơ thể con người cũng như môi trường. Các sản phẩm được sản xuất và thu hoạch theo đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng.  

 

►►Tham khảo ngay: 

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng iso 9001

 

4. Dưới đây là các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn VietGap

a. Đối với lĩnh vực trồng trọt

Theo TCVN 11891-1:2017, tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho tất cả các sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật hoạt động trồng trọt, canh tác bao gồm:

  • Các loại trái cây;

  • Các loại rau, củ, quả.

  • Các loại ngũ cốc  và hạt 

b. Đối với lĩnh vực chăn nuôi

  • Lợn (heo)

  • Bò thịt, bò sữa.

  • Dê thịt, dê sữa.

  • Ngan, vịt, gà…

  • Ong và các sản phẩm lấy từ ong như sữa ong chúa, mật ong…

c. Đối với lĩnh vực thủy sản

Áp dụng cho các đối tượng là: Động vật thủy sản (nuôi), thực vật thủy sản (trồng) với mục đích chung là làm thực phẩm cho con người.

5. 12 tiêu chuẩn Vietgap

12 Tiêu chuẩn VietGap

12 Tiêu chuẩn VietGap

Đây là các yếu tố cơ bản được quy định trong Tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt tại Việt Nam, bao gồm:

  • Đánh giá và chọn lựa vùng sản xuất.

  • Lựa chọn giống và gốc ghép.

  • Quản lý đất và giá.

  • Phân bón và chất phụ gia.

  • Nước tưới cho cây trồng.

  • Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật).

  • Thu hoạch và xử lý sau thu.

  • Quản lý và xử lý chất thải.

  • An toàn lao động.

  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, nguồn gốc sản xuất và thu hồi sản phẩm.

  • Kiểm tra nội bộ.

  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

6. Vai trò của Vietgap

vai tro-tieu-chuan-veitgap

vai trò của tiêu chuẩn VietGap

a. Đối với xã hội

Đây là cách để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do đáp ứng được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. 

Áp dụng VietGAP sẽ giúp xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

b. Đối với nhà sản xuất

Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời đối với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến lúc thu hoạch và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.

Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ tạo dựng được lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý từ đó tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định.

c. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

Với nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên chất lượng đầu ra của sản phẩm luôn giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm nên các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào.

Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra do đã được kiểm tra kỹ càng.

d. Đối với người tiêu dùng

Hướng đến những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đến với người tiêu dùng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại.

VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó tạo lên những người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Tiêu chuẩn VietGAP mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực giúp ích cho toàn xã hội, vì vậy tiêu chuẩn này được áp dụng ngày càng nhiều trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Bên trên là những thông tin cần thiết nhất OPACONTROL mang lại cho bạn về tiêu chuẩn VietGap. Mong rằng chúng sẽ giúp ích được bạn. OPA - Tổ chức chứng nhận và kiểm định luôn cùng bạn sáng tạo!

máy quang phổ hấp thụ nguyên tử aas

tác dụng của tro bay trong bê tông

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang