C/O, C/Q là gì? Phân biệt và áp dụng trong chứng nhận hợp chuẩn hợp quy?
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Là người đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hay đang tìm hiểu về lĩnh vực này, chắc hẳn bạn đã nghe qua về giấy chứng nhận C/O và C/Q. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn liệu CO, CQ là gì, hoạt động của chúng là gì và làm thế nào để phân biệt 02 loại chứng nhận này? Hãy cùng OPACONTROL đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra đáp án.
1. Tổng quan về C/O (Certificate of Origin)
1.1 C/O (Certificate of Origin) là gì? Có vai trò gì?
Chứng nhận CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xưởng hay chứng nhận xuất xứ sản phẩm. Giấy chứng nhận CO giúp chứng minh sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định để được xem là có nguồn gốc, xuất xứ từ một quốc gia cụ thể. Đây là giấy chứng nhận được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế.
Như vậy, mục đích chính của CO là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu. Nói đơn giản là hàng hóa đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng.
Tham khảo: Công bố hợp chuẩn là gì? có bắt buộc không
1.2 13 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ CO
bạn có thể tham khảo 13 mẫu giấy chứng nhận xuất xứ CO qua bảng sau:
Các mẫu GCN xuất xứ CO | Mục đích sử dụng |
C/O form A | Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam |
C/O mẫu B | Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 Xin C/O cho hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu ở đâu?
Doanh nghiệp tại Việt Nam có thể xin giấy chứng nhận C/O cho hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu của mình tại Bộ Công thương.
Hiện nay, Bộ Công thương đã ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được ủy quyền được phép cấp một số loại CO nhất định, chẳng hạn:
VCCI (Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam): cấp C/O form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S
Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…
1.4 Các thông tin thường thấy trong giấy chứng nhận C/O
Một số thông tin mà bạn có thể tìm thấy các thông tin này trong giấy chứng nhận CO trên các kiện hàng xuất nhập khẩu như:
Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu;
Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu;;
Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng vv;
Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng);
Tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.
Một giấy chứng nhận CO thường sẽ phải có các thông tin trên và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng.
1.5 Hướng dẫn 04 bước khai báo C/O điện tử
- Bước I: Khai báo hồ sơ
Bước II: Tải lên các mục đính kèm
Bước III: Ký và Gửi duyệt hồ sơ
Bước IV: Hoàn thành khai C/O điện tử
Xem chi tiết tại: Khai báo CO điện tử
2. Tổng quan về C/Q (Certificate of Quality)
2.1 C/Q (Certificate of Quality) là gì?
Chứng nhận CQ (Certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế.
Đây là giấy chứng nhận chứng minh rằng các sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định, đã vượt qua các bài kiểm tra tính năng và kiểm tra đảm bảo chất lượng và cũng đáp ứng các tiêu chí chất lượng được tính trong hợp đồng, thông số kỹ thuật và quy định.
Giấy chứng nhận này cũng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế.
2.2 Vai trò của giấy C/Q (Certificate of Quality)
CQ sẽ có những vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu:
Chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996;
Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không;
Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký).
2.3 Xin C/Q cho hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu ở đâu?
Doanh nghiệp chỉ có thể xin cấp giấy chứng nhận CQ cho hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại 2 cơ quan đó là Bộ Công Thương Việt Nam và VCCI.
Trung bình từ 3-5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy kiểm định chất lượng đối với hầu hết hàng hóa, riêng đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc
Tất cả tiêu chuẩn chất lượng đã được quy định rõ căn cứ vào nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
3. So sánh sự khác nhau C/O và C/Q
Bạn có thể tìm thấy những điểm giống và khác nhau giữa hai loại giấy chứng nhận CO và CQ này thông qua bảng sau:
Tiêu chí so sánh | CO | CQ |
Định nghĩa | CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm. | CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. |
Phạm vi/ lĩnh vực | Áp dụng cho các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. | Áp dụng cho các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. |
Mục đích sử dụng | Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa là phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành. Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan. | Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hóa). |
Cơ quan cấp | Bộ Công thương và một số cơ quan được ủy quyền như VCCI, các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương, các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền,… | Bộ Công Thương Việt Nam và VCCI. |
Một lô hàng có thể có 1 trong 2 hoặc cả 2 loại giấy tờ này. Đồng thời, cũng có trường hợp không có cả C/O và C/Q đi kèm.
Như vậy, về cơ bản đây cả hai đều là giấy chứng nhận được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau về mục đích sử dụng, vai trò và chủ thể có thẩm quyền cấp phát.
4. Dịch vụ Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.
OPACONTROL là tổ chức cấp chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Chứng nhận tiêu chuẩn ISO, Chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài uy tín, được Bộ Xây Dựng cấp giấy phép đủ năng lực hoạt động. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đem tới dịch vụ chất lượng nhất cho Khách hàng.
Ngoài dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn các loại sản phẩm vật liệu xây dựng, OPACONTROL có các dịch vụ Chứng nhận hợp quy cho các loại sản phẩm vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD mới nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646438 để được tư vấn cụ thể, miễn phí và nhanh nhất.
Như vậy, CO là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm trong khi CQ là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Dù có nhiều điểm khác nhau nhưng cả hai đều được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu.CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646438