Công bố hợp chuẩn không bắt buộc như tại sao phải làm?
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, là dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong các văn bản tiêu chuẩn tương ứng. Vậy công bố hợp chuẩn là gì? công bố hợp chuẩn là hoạt động không bắt buộc nhưng tại sao cá nhân và tổ chức vẫn phải công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng dóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình? Mời bạn cùng OPACONTROL tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Công bố hợp chuẩn là gì?
Công bố hợp chuẩn là quá trình tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phù hợp với tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế tương ứng. (Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Công bố hợp chuẩn là tuyên bố của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng. Các tiêu chuẩn có thể là Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, BS EN, JIS,...
2. Công bố hợp chuẩn có bắt buộc không?
Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện (Theo Điều 7 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) của tổ chức doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.
Trong đó các tiêu chuẩn để thực hiện quá trình công bố hợp chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn được tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân tự lựa chọn và quyết định thực hiện tại đơn vị tổ chức chứng nhận và thử nghiệm đã đăng ký.
Theo Điều 7 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc công bố hợp chuẩn như sau:
- Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
- Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:
+ Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;
+ Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Theo quy định được nêu ở trên, Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện và không bắt buộc theo quy định pháp luật.
Nhưng trong thực tế để chứng minh chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng hoặc đáp ứng được các yêu cầu chất lượng đầu vào của công trình xây dựng, nhà thầum đối tác thì các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp sản phẩm đề thực hiện công bố hợp chuẩn các chất lượng tương ứng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn Thang máng cáp dùng để công bố hợp chuẩn Thang mang cáp theo TCVN 10688:2015
3. Trình tự công bố hợp chuẩn theo Thông tư 28/2012/TT-BCKCN
Trình tự công hợp chuẩn theo quy định được căn cứ theo Điều 8 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Trình tự công bố hợp chuẩn được thực hiện qua 2 bước bao gồm (1) Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng và (2) Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
+ Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
+ Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
- Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
4. Hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm những gì?
- Bản công bố hợp chuẩn
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh
- Bản sao tài liệu tiêu chuẩn sử dụng để làm căn cứ thí nghiệm và công bố hợp chuẩn
- Bản sao y (bản photo) giấy chứng nhận hợp chuẩn
- Một số giấy tờ bổ sung khác tùy vào tình hình thực tế...
- Bản công bố hợp chuẩn
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh
- Bản sao y (photo) tài liệu tiêu chuẩn sử dụng để làm căn cứ thí nghiệm và công bố hợp chuẩn
- Sao y (photo) bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Nếu chưa có hoặc hết hiệu lực thì phải có tài liệu trình bày "quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng"
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn
- Phiếu kết quả thử nghiệm đạt theo tiêu chuẩn trong vòng 12 tháng
- Một số giấy tờ bổ sung khác tùy vào tình hình thực tế...
Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn (Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Bản công bố hợp chuẩn (mẫu)
5. Nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn ở đâu?
Hồ sơ công bố hợp chuẩn cần được nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức hoặc cá nhân đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục tương ứng.
6. Bao lâu hồ sơ công bố hợp chuẩn sẽ được duyệt?
- Hồ sơ không đầy đủ theo quy định
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ không đầy đủ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết.
Nếu sau 15 ngày làm việc kể từ khi gửi thông báo mà hồ sơ vẫn chưa được bổ sung đầy đủ, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý hồ sơ này.
- Hồ sơ đầy đủ theo quy định
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục sẽ ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức hoặc cá nhân, theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Thông báo này có giá trị tương đương giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận cấp.
Nếu hồ sơ đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục sẽ thông báo bằng văn bản về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
7. Dịch vụ Chứng nhận và công bố hợp chuẩn.
OPACONTROL là tổ chức cấp chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Chứng nhận tiêu chuẩn ISO, Chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài uy tín như ASTM, JIS,...được Bộ Xây Dựng cấp giấy phép đủ năng lực hoạt động.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đem tới dịch vụ chất lượng nhất cho Khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646438 để được tư vấn cụ thể, miễn phí và nhanh nhất.
"Trên cơ sở những điều khoản được quy định trong Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của quy trình này đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh. Mặc dù công bố hợp chuẩn không bắt buộc, nhưng nó giúp tăng cường uy tín sản phẩm, dịch vụ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng nên các cá nhân doanh nghiệp kinh doanh đều tự nguyện thực hiện công bố hợp chuẩn. Với việc thực hiện đúng quy trình và có sự hỗ trợ chuyên nghiệp, công bố hợp chuẩn sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển bền vững của nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng"
Tìm hiểu thêm về OPACONTROL qua các kênh sau:
- Website: https://opacontrol.com.vn/
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- SĐT: 1800.646438