Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng| Dễ dàng nhất
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Sơn Epoxy tự san phẳng hay còn gọi là sơn epoxy tự cân bằng đang là một sản phẩm nổi bật trong hệ thống ngành sơn công nghiệp và được ưa chuộng nhất hiện nay. Loại sơn này được ứng dụng nhiều trong các công trình như: Trung tâm thương mại, nhà máy thuốc, trường học, bệnh viện, phòng thí nghiệm, nhà để xe… Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng như thế nào cùng OPACONTROL tìm hiểu nhé.
1. Sơn Epoxy tự san phẳng là gì?
Sơn Epoxy tự san phẳng được gọi tên theo đặc tính nổi bật của nó khi thi công là tự san phẳng. Đây là loại sơn epoxy 2 thành phần: Phần đóng rắn polyamide, polyamine và nhựa epoxy. Loại sơn này khi đổ ra bề mặt sàn sẽ tự san phẳng đều trên bề mặt tới vài m2.
Sơn Epoxy tự san phẳng
2. Tại sao nên thi công sơn Epoxy tự san phẳng cho nền bê tông
Sơn Epoxy tự san phẳng là dòng sơn cao cấp có những tính năng vượt trội mà các dòng sơn khác không có.
2.1. Ưu điểm sơn Epoxy tự san phẳng trong quá trình thi công
- Thi công dễ dàng, không cần kỹ thuật cao;
- Tiết kiệm thời gian thi công.
2.2. Ưu điểm sơn Epoxy tự san phẳng về tính chất cơ lý
- Chịu được mài mòn;
- Chịu được trọng tải lớn;
- Chống rỉ sét, chống hóa chất có tính ăn mòn cao như axit,...
2.3. Ưu điểm sơn Epoxy tự san phẳng về tính năng sử dụng
- Sang trọng, có giá trị thẩm mỹ cao;
- Khả năng chống nước, chống dầu và hoá chất, kháng khuẩn;
- Ít chi phí bảo trì công trình;
- Bề mặt phẳng, nhẵn, không nứt gãy;
- Độ ma sát cao, không gây trơn trượt mất an toàn;
- Sàn luôn sáng bóng, ít bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh và an toàn khi di chuyển.
3. Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng
3.1 Những yếu tố ảnh hưởng quá trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng
a. Vị trí thi công và chất lượng bề mặt cần thi công
Tùy thuộc vào từng vị trí mà sẽ có những yêu cầu thi công khác nhau: bề mặt gồ ghề, cầu trúc gấp khúc, hẹp,… Với những vị trí này thì thợ thi công sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạo hơn để chất lượng sàn sau sơn đảm bảo đạt yêu cầu.
b. Chất lượng bề mặt cần thi công
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng tới quá trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng chính là chất lượng của nền bê tông. Thông thường những bề mặt bê tông mới, đạt tiêu chuẩn, không có khuyết điểm thì thời gian thi công nhanh chóng và cho hiệu quả cao.
Còn đối với bề mặt sàn bê tông cũ hoặc nền yếu thì phải xử lý bằng máy móc hoặc xử lý bằng các loại sơn lót khác thì thời gian thi công sẽ lâu hơn và phức tạp hơn.
c. Chủng loại và thương hiệu sơn
Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của công trình mà người sử dụng nên chọn chủng loại sơn phù hợp và áp dụng đúng hướng dẫn cách thức pha trộn của nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đạt chất lượng mong muốn.
3.2. Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng
a. Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt thi công
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thi công sơn epoxy tự san phẳng.
Trường hợp 1: Trường hợp nền tiêu chuẩn
Nền tiêu chuẩn là những loại nền khô, phẳng mịn. Trước khi thi công đổ bê tông đã xử lý chống thấm ngược như lót nilon, vải bạt trước khi đổ. Đây là một loại sàn lý tưởng.
Trường hợp 2: Trường hợp mặt nền không đạt tiêu chuẩn
Vệ sinh và xử lý bề mặt nền trước khi thi công sơn Epoxy tự san phẳng
Nền không đạt tiêu chuẩn là những loại nền bị ẩm ướt, không phẳng. Bề mặt có thể gồ ghề, bề mặt xi măng non, bị thấm ngược… Trong trường hợp này yêu cầu cần phải có biện pháp xử lý tốt bề mặt sàn.
Trước tiên dùng máy mài công nghiệp mài, trà bề mặt và hút sạch bụi. Sau đó tiến hành kiểm tra lại bề mặt và xử lý các vết nứt, khe rãnh để lại trong quá trình thi công đổ bê tông trước đó.
Công đoạn này sẽ giúp làm sạch bề mặt tăng độ nhám giúp tăng khả năng bám dính cho sơn Epoxy.
b. Bước 2: Thi công sơn lót Epoxy
Sau khi bề mặt sàn bê tông được xử lý bằng phẳng và sạch sẽ, khô ráo thì sẽ tiến hành thi công lớp sơn lót. Bước này là bước để tạo độ cứng, độ bám dính giữa sàn và lớp sơn phủ đồng thời giúp cho bề mặt phủ mịn hơn.
Tiến hành trộn đều 2 thành phần A B. Có 2 phương pháp khác nhau để thi công bước này.
- Phương pháp lăn với giá thành rẻ hơn do yêu cầu kỹ thuật không cao. Phương pháp này dùng rulo lăn để lăn phẳng mặt sàn;
- Phương pháp thứ 2 là dùng súng phun để phun sơn lót Epoxy. Chất lượng của phương pháp này cao hơn so với phương pháp sử dụng rulo lăn.
c. Bước 3: Thi công lớp sơn Epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất
Đảm bảo bề mặt lớp sơn lót đã khô trước khi thi công lớp sơn phủ thứ nhất (khoảng 2-3 giờ).
Trộn đều 2 thành phần của sơn theo tỷ lệ chuẩn với nhau bằng máy trộn sơn đạt tiêu chuẩn, sau đó để từ 2 – 4 phút trước khi thi công. Thi công sơn bằng bàn cào chuyên dụng. Thời gian khô phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
Sơn epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất giúp xử lý tạo phẳng bề mặt sàn và loại bỏ các vết nứt, lồi lõm có trên bề mặt. Sàn bằng phẳng, láng mịn hay không được quyết định nhờ bước này.
d. Bước 4: Chà ráp xử lý sạn bề mặt
Sử dụng máy chà sàn có lắp giấy ráp, chà lại toàn bộ bề mặt sàn giúp loại bỏ hết sạn, bụi bẩn còn sót lại. Sau khi chà ráp, phải hút bụi, vệ sinh sạch bề mặt trước khi thi công lớp hoàn thiện.
e. Bước 5: Thi công lớp phủ hoàn thiện
Trộn đều 2 thành phần của sơn Epoxy tự phẳng bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn dùng cào gạt và cán đều sơn ra sàn theo tỷ lệ và độ dày yêu cầu. Tuỳ vào yêu cầu công trình mà việc thi công công trình có độ dày khác nhau.
Thông thường với những mặt sàn chịu tải trọng vừa và nhỏ thì yêu cầu độ dày trung bình khoảng 2mm và từ 3mm trở lên với những mặt sàn chịu tải trọng nặng.
Dùng lô gai lăn phá bọt khí còn lại trên bề mặt sơn. Công đoạn này rất quan trọng quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình, do đó cần được thi công bởi thợ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ.
Thi công lớp phủ hoàn thiện
f. Bước 6: Nghiệm thu công trình
Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 1-3 ngày sau khi thi công lớp phủ. Bước này chính là bước kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao công trình cho khách hàng.
4. Những lưu ý khi thi công sơn
Khi thi công sơn nền epoxy tự san phẳng cần lưu ý những điểm sau:
- Không sử dụng dung môi để pha sơn nếu không sẽ khiến bề mặt sơn bị sần sùi kém thẩm mỹ;
- Pha sơn theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo;
- Khi sử dụng máy trộn sơn phải trộn đứng máy và tỷ lệ quay trên phút. Thời gian trộn sơn Epoxy tự san phẳng tối thiểu là 10 phút;
- Không pha cùng lúc quá nhiều sơn vì không kịp thi công thì sơn sẽ bị đóng rắn. Nên dựa vào số lượng thợ thi công để pha sơn cho phù hợp;
- Cần phân vùng thi công hợp lý để không xuất hiện các mối nối giữa 2 lần thi công và xảy ra hiện tượng chênh lệch màu;
- Đối với các bề mặt bê tông yếu khi thi công sẽ dễ bị bong tróc nên cần được xử lý trước bằng vữa epoxy;
- Không dùng vật nhọn, cứng để cạo hay chà nhám trên bề mặt sàn;
- Cần có đội ngũ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để thi công sơn Epoxy tự san phẳng;
- Không thi công sơn Epoxy tự san phẳng khi bề mặt sàn vẫn còn ẩm ướt. Độ ẩm sàn phải nhỏ hơn 6%;
- Nền bê tông đạt Mác 250 trở lên và đảm bảo đủ 28 ngày sau khi đổ;
- Không thi công khi độ ẩm vượt quá 85% và nhiệt độ bề mặt phải trên 3℃ để tránh ngưng tụ;
- Khu vực thi công phải khô ráo, không có các chất dễ cháy.
Trên đây là những đặc điểm và quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng theo chuẩn quốc tế. Opacontrol tự hào là đơn vị có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu của sơn Epoxy và nhiều loại sản phẩm khác. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy nhanh tay gọi vào số hotline của Opacontrol chúng tôi để có được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn sơn epoxy theo TCVN 9014:2011
OPACONTROL là tổ chức Thử nghiệm - Chứng nhận và Kiểm định chất lượng uy tín, luôn sẵn sàng giải đáp và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các loại sản phẩm, hàng hóa, vật liệu.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 1800.646438