Sơn PU có độc hại không? Cách hạn chế độc từ Sơn hiệu quả nhất
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Sơn PU (Polyurethane) hiện nay đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất, thay thế cho cách đánh bóng vecni truyền thống. Sử dụng sơn phủ PU giúp tăng cường độ bóng, sáng bóng cho bề mặt đồ gỗ và đem lại vẻ đẹp hơn cho sản phẩm.
Tuy nhiên trong sơn PU sẽ có những thành phần hay hại đối với sức khỏe của chúng tay. Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây trả lời cho câu hỏi "sơn PU có độc không" nhé.
Sơn PU là gì?
Sơn PU là gì
Sơn PU có tên tiếng anh chính là Polyurethane, đây là một loại polymer với rất nhiều ứng dụng trong thực tế.
Đây là một chất được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và sử dụng để làm vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ, tủ gỗ… bởi đặc tính chịu nhiệt tốt, có độ bền cao. Sơn PU được chia làm hai loại đó chính là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng Foam.
Sơn PU có độc hại với sức khỏe con người không?
Khi loại sơn này được phun ra bên ngoài dưới dạng bay hơi và khô đi, các bác sĩ cho rằng chúng sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như:
Các bệnh về mũi, họng
Trong quá trình sử dụng, các hạt sơn sẽ bay vào trong không khí và dễ dàng tiếp xúc với con người. Các hạt sơn này sẽ bay trong không khí. Nếu hít phải các hạt có kích thước lớn thì sẽ bị giữ lại ở mũi, tuy nhiên nếu chẳng may hít phải những hạt có kích thước nhỏ thì dễ bị cuốn sâu trong phế quản và tiểu phế quản.
Những hạt nhỏ này sẽ kích thích phế quản, tiểu quản gây các phản ứng viêm, tăng tiết đàm nhớt. Chính vì vậy mà làm tổn thương phế nang, sự trao đổi khí bị cản trở nên gây ho, khó thở. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
Nếu tiếp xúc trong thời gian lâu với sơn PU, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp mà không có đồ bảo hộ sẽ có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Gây nên nhiều triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,..
Nếu không có các biện pháp phòng hộ sẽ gây tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Kích ứng mắt
Nếu trong quá trình sử dụng loại sơn này mà không có đồ bảo hộ, mắt tiếp xúc trực tiếp với các hạt sơn, chúng sẽ lưu lại tại mắt và xâm nhập dần vào các bộ phận bên trong từ đó gây ra những căn bệnh liên quan.
Kích ứng da
Sơn PU có độc hại không
Các loại dung môi dễ bay hơi nếu tiếp xúc lâu có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da. Từ đây gây nên hiện tượng khô, nứt nẻ và viêm da. Một số loại hóa chất trong sơn còn có thể gây kích ứng, dị ứng da,… và đặc biệt là nó còn có khả năng thẩm thấu, đi vào máu.
Ảnh hưởng đến thai phụ và trẻ sơ sinh
Đối với thai phụ, nếu trong thời gian mang thai hoặc cho con bú có tiếp xúc trực tiếp với sơn PU có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu thai phụ tiếp xúc với sơn PU có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Mức độ dị tật phụ thuộc vào cường độ tiếp xúc với sơn PU.
Vậy các bạn đã có câu trả lời cho "Sơn PU có độc hại không" chưa? Biết đáp án rồi thì hãy cùng Opacontrol đi tìm cách khắc phục vấn đề này nhé.
Tham khảo bài báo: Chì trong sơn? thực tế nguy cấp và cách khắc phục
Cách hạn chế độc hại khi phun sơn PU
Để hạn chế những tác hại xấu của sức khỏe con người thì chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Với những người sử dụng máy phun sơn, sơn tay cần phải sử dụng đồ bảo hộ lao động gồm có mũ và găng tay.
Với những máy phun sơn, cần phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Cần lựa chọn những loại máy có chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng công trình cũng như an toàn trong lao động.
Chúng ta không chỉ quan tâm đến bảo hộ con người mà máy móc cũng cần phải bảo trì thường xuyên.
Nên mua sơn tại các đại lý, nhà phân phối uy tín để có thể mua được những sản phẩm sơn chất lượng và an toàn.
Vậy nên khi sử dụng sơn PU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tìm hiểu và sử dụng các loại sơn thân thiện với môi trường để giảm thiểu tác hại của sơn đối với môi trường và con người.
Bởi thế, ngày 21/12/2020 Bộ Công Thương ban hành QCVN 08:2020/BCT và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2022. Quy định này Opacontrol có cung cấp tài liệu cũng như giải pháp cho quý khách.
Hợp quy sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thử nghiệm và chứng nhận hàm lượng chì trong sơn có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm chứng nhận và kiểm định chất lượng Opacontrol để nhận mức giá ƯU ĐÃI NHẤT nhé!
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438