Chứng nhận hợp quy ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD

Opacontrol giới thiệu dịch vụ chứng nhận hợp quy ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD. Dịch vụ của chúng tôi giúp khách hàng có được giấy hợp quy ván dăm hợp pháp. Hãy liên hệ tới 1800 646480 để được tư vấn và báo giá về chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo QCVN 16 nhé.

Hợp quy thiết bị vệ sinh

Hợp quy giấy dán tường theo QCVN 16

1. Chứng nhận hợp quy ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD là gì?

1.1. Ván dăm là gì?

Ván dăm (viết tắt là PB) hay còn gọi là Okal là một loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ được tạo nên từ các thân cây gỗ rừng trồng như bạch đàn, cao su, keo…, tận dụng cùng các loại mùn cưa, vụn gỗ trong quá trình sản xuất, được đưa vào máy nghiền nát thành dăm. 

Sau đó thành phẩm dăm gỗ được trộn keo và ép lại dưới nhiệt độ cao để cho ra các tấm ván gỗ có độ dày tiêu chuẩn khác nhau. Cuối cùng ván dăm có thể phủ bề mặt trang trí các lớp chất liệu như Melamine, Veneer, Acrylic,… để tiến hành đóng thành các sản phẩm nội ngoại thất.

Thông thường, ván dăm Okal bao gồm những thành phần sau:

  • Gỗ: Chiếm khoảng 80%;
  • Keo Urea Formaldehyde (UF): Khoảng 9 – 10%;
  • Nước: Khoảng 7 – 10%;
  • Parafin, chất làm cứng: Khoảng 0,5%;
  • Melamine: Giúp tăng tính chống ẩm cho ván;
  • Thạch cao, xi măng: Giúp chống cháy trong quá trình sử dụng.

Ngoài thành phần chính là gỗ, còn sử dụng một số thực vật có chứa Lignin và Xenlulo. Điển hình như cây lanh, rơm rạ, cây gai dầu hay bã mía.

ván dăm

Hình 1: Ván dăm là gì?

1.2. Tại sao cần chứng nhận hợp quy ván dăm?

Theo QCVN 16:2019/BXD các sản phẩm ván dăm không cần phải chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên ngày 30/06/2023 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 04/2023/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD quy định kể từ ngày 01/01/2024 tất các tổ chức, cá nhân sản xuất, khai thác, bảo quản, vận chuyển, sử dụng các sản phẩm ván dăm (thuộc nhóm VIII- Vật liệu trang trí và hoàn thiện) thì bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy theo quy chuẩn này trước khi đưa vào thị trường.

Như vậy Chứng nhận hợp quy ván dăm là hoạt động bắt buộc nhằm thử nghiệm, đánh giá tính phù hợp về kết cấu, tình trạng sản phẩm so với yêu cầu của QCVN 16:2023/BXD.

Ván dăm có những tính chất không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng như: trương nở do ẩm, uốn gãy... mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn về sức khỏe con người do sử dụng loại chất kết dính keo formaldehyde (đã được xác định là chất có thể gây hại). Chính vì vậy việc chứng nhận hợp quy ván dăm trước khi đưa ra thị trường là yêu cầu rất cần thiết.

2. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy ván dăm

2.1. Đơn vị nào cần chứng nhận hợp quy ván dăm

  • Các cá nhân, tổ chức trong nước (hoặc nước ngoài hoạt động trong nước) tham gia sản xuất ván dăm, ván sàn gỗ nhân tạo;
  • Các cá nhân, tổ chức kinh doanh, buôn bán, nhập khẩu ván dăm trong nước;
  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan khác.

2.2. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy ván dăm

Việc thực hiện hợp quy ván dăm không chỉ là việc bắt buộc phải làm theo quy định nhà nước, mà nó còn mang lại những lợi ích đáng kể khác cho Doanh nghiệp như:

  • Đảm bảo Doanh nghiệp thực hiện chuẩn chỉ pháp lý khi kinh doanh các loại ván sàn gỗ công nghiệp;
  • Tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thương trường;
  • Tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, tăng thu hút khách hàng mới;
  • Ổn định chất lượng sản phẩm giúp giảm chi phí phát sinh khi sửa lỗi, sai sót trong quá trình sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Tại sao phải chứng nhận hợp quy ván gỗ công nghiệp

3. Phương thức chứng nhận hợp quy ván dăm

QCVN 16:2023/BXD có nêu rõ các sản phẩm được quy định trong Quy chuẩn này áp dụng phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN). Cụ thể với sản phẩm ván dăm áp dụng phương thức như sau:

3.1. Chứng nhận hợp quy ván dăm trong nước

Chứng nhận ván dăm trong nước theo phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm (không quá 1 lần/năm) thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3.2. Chứng nhận hợp quy ván dăm nhập khẩu

Chứng nhận ván dăm nhập khẩu theo Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

4. Quy trình chứng nhận hợp quy Ván dăm

quy trình chứng nhận hợp quy

Hình 2: Quy trình chứng nhận hợp quy ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD

Hồ sơ tiếp nhận ban đầu để làm chứng nhận hợp quy ván dăm thường gồm có:

  • Giấy đăng ký (khách hàng đăng ký theo biểu mẫu của công ty);
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Hàng nhập khẩu (PT7): CO, hợp đồng mua bán, hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, tờ khai hải quan, …;
  • Hàng sản xuất trong nước (PT5): Số lượng cán bộ công nhân viên, tài liệu về quá trình sản xuất, hệ thống quản lý, sơ đồ tổ chức, hồ sơ liên quan đến đánh giá nội bộ, ...;

Hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy ván dăm theo phương thức 5 gồm có:

  • Đăng ký chứng nhận;
  • Hồ sơ thông tin của khách hàng (đăng ký kinh doanh, hợp đồng, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý, số lượng nhà máy, nhân sự, quản lý chất lượng…);
  • Thông báo đánh giá;
  • Kế hoạch đánh giá;
  • Audit log;
  • Danh sách họp;
  • Ghi chép đánh giá;
  • Phiếu yêu cầu hành động khắc phục;
  • Khuyến nghị;
  • Mẫu: BBLM, KQTN, phiếu đánh giá kết quả thử nghiệm.

5. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD

Các sản phẩm ván dăm được quy định trong QCVN 16:2023/BXD này được phân loại và ký hiệu như sau:

Thông thường

REG

Chỉ trong điều kiện khô

Chịu ẩm - ôn đới

MR1

Trong điều kiện ẩm ôn đới

Chịu ẩm - nhiệt đới

MR2

Trong điều kiện ẩm nhiệt đới

Ngoài trời

EXT

Tiếp xúc trong các điều kiện thời tiết, trên mặt đất

Chịu tải

LB

Kết cấu hoặc chịu tải

Chịu tải lớn

HLB

Kết cấu lớn hoặc chịu tải lớn

Mục đích thông dụng

GP

Các ứng dụng không yêu cầu các tính chất riêng của các loại gỗ dùng cho đồ nội thất hoặc chịu tải

Đồ nội thất

FN

Trong sản xuất đồ nội thất, làm tủ, đồ gỗ thông dụng, mối ghép, mộc xây dựng, vật liệu nền cho xử lý trang trí bề mặt

5.1. Yêu cầu kỹ thuật của ván dăm theo TCVN 12362:2018 

Yêu cầu kỹ thuật của các loại ván dăm sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau được quy định trong các bảng sau đây.

Tên chỉ tiêu

Mức yêu cầu

PP thử tương ứng

Hàm lượng formaldehyt phát tán, không lớn hơn

0,124 mg/m3

TCVN 11899-1 (ISO 12460-1)

Hoặc 0,7 mg/l

TCVN 11899-4 (ISO 12460-4)

Hoặc 8,0 mg/100g

TCVN 11899-5 (ISO 12460-5)

Bảng 1. Yêu cầu hàm lượng formaldehyde của ván dăm

Bảng 2

Bảng 2. Yêu cầu chỉ tiêu cơ lý của ván dăm chịu tải theo TCVN 12362:2018

Bảng 3

Bảng 3. Yêu cầu chỉ tiêu cơ lý của ván dăm chịu tải lớn theo TCVN 12362:2018

Bảng 4

Bảng 4. Yêu cầu chỉ tiêu cơ lý của ván dăm dùng cho mục đích thông dụng theo TCVN 12362:2018

5.2. Phương pháp thử các chỉ tiêu của ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD

Phương pháp thử các chỉ tiêu của ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD được quy định theo bảng 6.

Bảng 6. Phương pháp thử các chỉ tiêu của ván dăm theo QCVN 16:2023/BXD

Tên chỉ tiêu

PP thử

Quy cách mẫu

Mã HS

1. Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm nước

TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003)

Lấy tối thiểu 02 mẫu nguyên khổ ở mỗi lô hàng

44.101.100

2. Độ bền uốn tĩnh

TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003)

3. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván

TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003)

4. Hàm lượng formaldehyt phát tán

TCVN 11899-1:2018 (ISO 12460-1)

TCVN 11899-4:2018 (ISO 12460-1)

TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5)

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới việc làm Chứng nhận hợp quy ván dăm theo quy chuẩn mới nhất QCVN 16:2023/BXD.

Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, chứng nhận, Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPACONTROL được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Nếu Quý khách hàng có thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về dịch vụ chứng nhận hợp quy hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800.646480 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646480

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang