5 Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tại Việt Nam| OPA News

Các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm ra đời giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa ở mức thấp nhất các rủi ro của các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, đảm bảo hàng hoá không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, độ kiểm tra nghiêm ngặt các khâu trong sản xuất, để sản phẩm được tạo ra phải đạt chất lượng theo quy định của nhà nước, từ đó nâng cao sự tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, tạo nên thương hiệu khách hàng tin dùng.

 

Chứng nhận iso 9001

Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm

1. Các hệ thống phổ biến

a. Hệ thống thực hành sản xuất tốt – GMP

Là tiêu chuẩn sản xuất tốt thực phẩm giúp đảm bảo  điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là kiểm soát những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ thiết kế, xây lắp nhà xưởng, các nguyên liệu đầu vào, bảo quản, đào tạo…Việc này nhằm đem lại phương thức quản lý chất lượng, hiệu quả, logic, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong kinh doanh, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cho người tiêu dùng.

Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như: dược phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm…

Chứng nhận hệ thống GMP

 

Chứng nhận hệ thống GMP

2. Hệ thống HACCP

Là hoạt động phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến sản phẩm như: các mối mọt, ký sinh trùng, các độc tố có trong nguyên vật liệu, chất bảo quản, phụ gia, các tạp chất…từ đó việc kiểm soát và đưa ra các mục tiêu phòng ngừa hiệu quả, loại bỏ mối nguy an toàn thực phẩm ở mức có thể chấp nhận, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng vào được thị trường khó tính.

Đối tượng áp dụng: tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia vào sản xuất, kinh, chế biến thực phẩm đều có thể áp dụng hệ thống HACCP như: kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuỷ hải sản, thực phẩm, thức ăn công nghiệp, nhà hàng – khách sạn hoặc các dịch vụ liên quan đến thực phẩm.

3. Hệ thống quản lý thực phẩm ISO 22000

Là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm từ nơi chế biến tới khách hàng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, giảm chi phí bán hàng.

Đối tượng áp dụng: mọi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thực phẩm, cơ sở sản xuất liên quan đến thực phẩm như: trang tại sữa, các đơn vị chế biến thực phẩm từ thịt, cá, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, khách sạn, bệnh viện, thức ăn nhanh…

4. Hệ thống tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, mục đích chính là bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm, đảo bảo sức khoẻ người tiêu dùng, người sản xuất, bảo vệ môi trường. Sản phẩm dễ dàng lưu thông trong nước và quốc tế.

Các chỉ tiêu của tiêu chuẩn VietGAP: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, môi trường làm việc.

Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP:

  • Bước 1: Khảo sát thực tế tại cơ sở

  • Bước 2: Lập kế hoạch triển khai tiêu chuẩn VietGAP

  • Bước 3: Vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn VietGAP

  • Bước 4: Đánh giá nội bộ

  • Bước 5: Đăng ký chứng nhận

  • Bước 6: Tổ chức đánh giá chứng nhận VietGAP  và đánh giá cơ sở

  • Bước 7: Cấp giấy chứng nhận

Đối tượng áp dụng: các loại rau củ quả, lúa, café, chè, gà, bò, dê, heo, tôm, cá…

 

>>Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn VietGAP

Hệ thống tiêu chuẩn GlobalGAP

GlobalGAP là tiêu chuẩn ra đời giúp người sản xuất trong quá trình làm ra sản phẩm

Quy trình đánh giá tiêu chuẩn GlobalGAP:

  • Bước 1: Khảo sát vị trí trại, cơ sở hạ tầng, nhân sự, vệ sinh cơ sở sản xuất.

  • Bước 2: Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global

  • Bước 3: Áp dụng quá trình sản xuất

  • Bước 4: Đánh giá nội bộ

  • Bước 5: Đăng ký chứng nhận

  • Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

Đối tượng áp dụng: Sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản

Mục đích của các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm:

Trong kinh doanh - sản xuất, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, nếu chất lượng sản phẩm tốt thì mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Vì vậy, trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm đó cần phải đảm bảo ở nhiều công đoạn. Đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng và cả những người sản xuất.

Kết luận:

Hiện nay phần lớn các nhà bán lẻ trên thị trường điều yêu cầu một vài tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững. Do đó các doanh nghiệp sản xuất đã và đang thực hiện các  hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm trong nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp của mình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và dễ dàng cạnh trang với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường.

 

Để được hỗ trợ và tư vấn về các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646480

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang