Thử nghiệm vách thạch cao chống cháy chuyên nghiệp tại Opacontrol

Trước những vụ cháy lớn xảy ra ngày càng nhiều thì an toàn cháy nổ đã trở thành vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nhiều giải pháp được đưa ra để đảm bảo PCCC cho các công trình. Trong đó, việc sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống cháy cũng như chịu lửa cao là giải pháp hợp lý ngay từ khi lên phương án thiết kế cho công trình. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng theo tiêu chuẩn chống cháy mới nhất QCVN 06:2021/BXD. Bài viết này, OPACONTROL giới thiệu luôn dịch vụ thử nghiệm vách thạch cao chống cháy tới quý khách.

Thử nghiệm khả năng chống cháy của gạch bê tông

Thử nghiệm sơn chống nóng

1. Vách thạch cao chống cháy là gì?

1.1. Vách thạch cao chống cháy là gì?

Vách thạch cao chống cháy thực chất là hệ vách ngăn bằng thạch cao có khả năng chống sự lan lửa theo tiêu chuẩn quy định.

Tính năng này được đánh giá theo 3 tiêu chí về độ chịu lửa sau đây:

  • Tính ổn định: đây là trạng thái tới hạn khi kết cấu sẽ bị phá hủy và không còn có khả năng chịu tải;
  • Tính phá hủy: đây là trạng thái tới hạn khi kết cấu bắt đầu xuất hiện vết nứt hoặc lỗ hổng khiến lửa và hơi nóng có thể tràn qua;
  • Tính cách nhiệt: đây là trạng thái đã tới hạn khi phần bề mặt bên kia đã đạt nhiệt độ trung bình 140ºC hoặc ở một số điểm đã đạt đến mức nhiệt 180ºC.

Tuy nhiên, vách thạch cao là loại vách nhẹ và không chịu tải, chỉ đánh giá dựa vào tính phá hủy và tính cách nhiệt.

1.2. Ưu điểm của tấm vách thạch cao chống cháy

Một số ưu điểm vượt trội của tấm vách thạch cao chống cháy như:

  • Chống cháy, chịu nhiệt cực tốt, khả năng ngăn chặn sự lây lan của đám cháy từ khu vực này sang khu vực khác rất hiệu quả;
  • Thời gian chống cháy của tường thạch cao chống cháy có thể lên đến 150 phút nếu được thiết kế thi công chuẩn theo hệ giải pháp;
  • Có khả năng chịu được tác động của ngoại lực lớn như các va đập mạnh;
  • Có trọng lượng nhẹ, chỉ bằng 1/10 so với gạch nung truyền thống. Vì vậy, sử dụng tấm vách thạch cao chống cháy sẽ giảm được tải trọng công trình;
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt cũng như sửa chữa. Đặc biệt, thời gian sửa chữa tường thạch cao chống cháy nhanh gấp 3 lần so với tường gạch thông thường;
  • Tính thẩm mỹ cao: Cho phép tạo đa dạng kiểu dáng, phong cách theo yêu cầu.

2. Cấu tạo vách thạch cao chống cháy

Vách thạch cao chống cháy là một hệ cấu tạo từ tấm thạch cao chống cháy ốp bên ngoài của khung đỡ (Hình 1).

Hình 1. Cấu trúc vách thạch cao chống cháy

2.1. Cấu tạo vách thạch cao chống cháy

Hệ vách thạch cao chống cháy có cấu tạo đặc biệt như sau:

  • Phần khung vách bên trong được làm từ tôn tráng kẽm, tôn mạ nhôm kẽm;
  • Bề mặt vách thạch cao chống cháy sẽ được ốp hai mặt khung bằng tấm thạch cao chuyên dụng chịu lửa hay còn gọi là tấm thạch cao chống cháy;
  • Tùy thuộc vào yêu cầu về thời gian chịu lửa mà tấm thạch cao sẽ có độ dày là 12mm hoặc 15mm và số lớp khác nhau như: 1 lớp, 2 lớp hoặc 3 lớp cho một mặt.

2.2. Cấu tạo tấm thạch cao chống cháy

Tùy từng loại sản phẩm mà tấm thạch cao được cấu tạo từ những loại vật liệu chống cháy khác nhau như:

  • Tấm vách thạch cao chống cháy Cemboard được làm từ Oxit silic, xi măng Portland, cellulose và một số chất phụ khác.
  • Tấm vách thạch cao chống cháy Cemboard Duraflex được làm từ cát mịn, đá vôi, xi măng Portland và Cellulose nghiền siêu mịn.
  • Tấm vách thạch cao chống cháy Gyproc được làm từ thạch cao và bông thủy tinh cách nhiệt.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả cách nhiệt còn có thể cho thêm một lớp vật liệu cách nhiệt có độ dày và tỷ trọng khác nhau và giữa lớp khung như: bông thủy tinh hoặc bông sợi khoáng.

Tham khảo: Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt

3. Thử nghiệm khả năng chịu lửa của vách thạch cao chống cháy

3.1. Các tiêu chuẩn liên quan

QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: yêu cầu chung:

TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm;

TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với cột.

TCVN 9311-8:2012 - THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA - CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG- Quy định về phương pháp thử nghiệm giới hạn chịu lửa của cấu kiện hoặc kết cấu;

Bạn có thể tham khảo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn tại: https://opacontrol.com.vn/blogs/tai-lieu

3.2. Thử nghiệm vách chống cháy thạch cao theo TCVN 9311:2012

 a. Thiết bị

Thiết bị được dùng trong thử nghiệm này bao gồm lò thử nghiệm, thiết bị chất tải, ngăn cản biến dạng, khung đỡ và các dụng cụ đỡ được nêu trong TCVN 9311-1: 2012.

Khung thử nghiệm được sử dụng là khung có độ cứng được đánh giá bằng việc đặt một lực giãn nở trong phạm vi tại điểm giữa hai thanh đối diện của khung và đo sự tăng lên của các kích thước bên trong tại các vị trí đó. Sự đánh giá này phải được xem xét theo hai hướng của khung và phải đo sự tăng các kích thước bên trong.

Sự tăng các kích thước bên trong của khung thí nghiệm không được vượt quá 5 mm với lực đặt vào khung bằng 25 kN.

Xem thêm: Thử nghiệm Tấm thạch cao và Panel thạch cao theo QCVN 16:2023/BXD

b. Tiến hành thử nghiệm

Việc đo và kiểm tra các điều kiện như nhiệt độ, áp lực trong lò thử nghiệm phải tuân theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012.

Đo và quan sát

Việc giám sát mẫu thử phù hợp với tiêu chí về khả năng mang tải, tính toàn vẹn, tính cách nhiệt, được tiến hành đo và quan sát theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012.

Bắt đầu thử nghiệm

Trước 5 min khi bắt đầu thử nghiệm, phải tiến hành kiểm tra các chỉ số nhiệt độ ban đầu của đầu đo nhiệt nhằm đảm bảo tính đồng nhất và ghi lại các giá trị chuẩn. Phải có được các giá trị chuẩn tương tự về độ biến dạng và ghi chép lại điều kiện ban đầu của mẫu thử

Thí nghiệm vách thạch cao

Hình 3. Thử nghiệm khả năng chịu lửa vách thạch cao chống cháy

Khi tiến hành thử, nhiệt độ trung bình bên trong ban đầu nếu được sử dụng và nhiệt độ bề mặt không tiếp xúc với lửa của mẫu thử phải là 20°C ± 10°C, nằm trong khoảng 5°C của nhiệt độ xung quanh ban đầu.

Trước khi bắt đầu thử nghiệm, nhiệt độ lò thử nghiệm không được vượt quá 50°C. Thời điểm bắt đầu thử nghiệm là lúc mà trình tự bắt đầu đi theo đường cấp nhiệt tiêu chuẩn. Thời gian phá hủy được đo kể từ thời điểm này và tất cả các hệ thống thủ công hoặc tự động dùng để đo và quan sát đều phải khởi động và vận hành cùng thời điểm.

c. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm chịu lửa có thể áp dụng được cho các bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải tương tự không qua thử nghiệm với điều kiện là các điều dưới đây là đúng:

  • Chiều cao không tăng;
  • Chiều dày không giảm;
  • Các điều kiện biên là không đổi;
  • Cường độ đặc trưng và trọng lượng riêng của mọi vật liệu nào là không đổi;
  • Tính cách nhiệt không giảm tại bất kỳ điểm nào;
  • Không có sự thay đổi trong thiết kế mặt cắt ngang (ví dụ vị trí của các thanh cốt thép);
  • Kích thước các lỗ mở không tăng;
  • Phương pháp bảo vệ lỗ mở (lắp kính, cửa đi, các hệ thống chèn mạch) là không đổi;
  • Vị trí của mọi lỗ mở là không đổi.

Trên đây chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan tới vách thạch cao chống cháy. Nếu bạn có nhu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chống cháy của vật liệu, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646438 để tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhất.

OPACONTROL là tổ chức Thử nghiệm - Chứng nhận và Kiểm định chất lượng uy tín, luôn sẵn sàng giải đáp và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các loại sản phẩm, hàng hóa, vật liệu. 

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang