Bậc chịu lửa là gì? Cách xác định bậc chịu lửa của công trình theo quy định

Việc thiết kế công tác PCCC cho công trình xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn là bậc chịu lửa của công trình xây dựng đó. Tính chất chịu lửa của vật liệu là chỉ tiêu quen thuộc tuy nhiên “Bậc chịu lửa” là khái niệm mà ít người biết đến. Hãy cùng OPACONTROL tìm hiểu rõ hơn bậc chịu lửa là gì nhé.

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt

Thử nghiệm sơn chống nóng

1. Bậc chịu lửa là gì?

Để đặc trưng cho khả năng duy trì tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong điều kiện cháy của nhà và công trình, người ta chia thành các khoảng thời gian khác nhau, được gọi là bậc chịu lửa.

Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình được xác định dựa trên thời gian duy trì khả năng làm việc trong điều kiện cháy của các kết cấu/cấu kiện sử dụng để xây dựng nhà, công trình và khoang cháy đó, được gọi là giới hạn chịu lửa của các kết cấu/ cấu kiện trong nhà và công trình.

Bậc chịu lửa là gì

Bậc chịu lửa là gì

Bậc chịu lửa được quy định bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.

Ngoài khái niệm bậc chịu lửa, để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng, có một vài khái niệm liên quan:

- Giới hạn chịu lửa:

Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện như sau:

  • Mất khả năng chịu lực;

  • Mất tính toàn vẹn;

  • Mất khả năng cách nhiệt.

- Tuổi thọ công trình:

Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận hành.

- Độ bền vững:

Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác sử dụng.

2. Mục đích, ý nghĩa của bậc chịu lửa

Như khái niệm đưa ra, bậc chịu lửa là các khoảng thời gian mà nhà, công trình, kết cấu, cấu kiện có thể duy trì khả năng làm việc ở một mức độ nhất định khi có cháy xảy ra. Do đó, việc phân cấp thời gian làm việc thành bậc chịu lửa, giới hạn chịu lửa giúp xác định các yêu cầu an toàn PCCC đi kèm với mỗi một loại hình công trình xác định được rõ ràng hơn, dễ dàng thực hiện các yêu cầu về PCCC an toàn hơn.

Đối với nhà, công trình (hoặc khoang cháy), xác định bậc chịu lửa là yêu cầu đầu tiên cần đặt ra khi thiết kế hệ thống PCCC.

Giới hạn bậc chịu lửa

Bậc chịu lửa của nhà, công trình, khoang cháy được thiết lập phụ thuộc vào số tầng (hoặc chiều cao PCCC của nhà), nhóm nguy hiểm cháy theo công năng, diện tích khoang cháy và tính nguy hiểm cháy của các quá trình công nghệ diễn ra trong nhà, công trình, khoang cháy.

Do đó, việc xác định bậc chịu lửa của công trình có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để hình thành các giải pháp an toàn cháy chung của công trình.

Xem thêm: Thử nghiệm khả năng chống cháy của gạch bê tông

Xem thêm: Thử nghiệm tính không cháy của Vật liệu

3. Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng

Hiện nay, nhà và công trình được phân thành 05 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V tương ứng thời gian duy trì trong điều kiện cháy giảm dần về khả năng chống phá hủy trong điều kiện hỏa hoạn.

Đối với nhà khung thép mái tôn, nếu không đưa ra được giới hạn chịu lửa thì tổ chức PCCC áp dụng cho nhà cấp V, diện tích khoang cháy 1200m², được phép xây dựng tối đa 1 tầng. Trường hợp công trình có diện tích lớn hơn diện tích này thì phải có biện pháp nâng bậc chịu lửa của công trình. Có thể kể đến một số giải pháp như: thay thế vật liệu, sơn chống cháy cột, kèo,… hay bọc lại để tăng khả năng ngăn cháy.

Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn sau: TCVN 2622-1995; QCVN 06-2022/BXD. Điều này, OPACONTROL có  năng lực thực hiện được.

3.1. Xác định bậc chịu lửa của các kết cấu công trình

Giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình được quy định trong bảng dưới đây của TCVN 2622-1995.

Bậc chịu lửa của ngôi nhà

Giới hạn chịu lửa, (phút)

Cột  tường chịu lực, buồng thang

Chiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thang

Tường ngoài không chịu lực

Tường trong không chịu lực (tường ngăn)

Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn

Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I

150

60

30

30

60

30

II

120

60

15

15

45

15

III

120

60

15

15

45

Không quy định

IV

30

15

15

15

15

Không quy định

V

Không quy định

Bảng 1. Giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện 

Kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2022/BXD để xác định đúng nhất về bậc chịu lửa cho công trình xây dựng của mình.

 

Bảng 2. Sự phù hợp giữa bậc chịu lửa của nhà, công trình và khoang cháy với giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng của nhà, công trình và khoang cháy theo QCVN 06-2022/BXD.

Giới hạn bậc chịu lửa của cấu kiện

Các cấu kiện xây dựng của nhà và công trình, phụ thuộc vào khả năng của chúng chống lại tác động của đám cháy và sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm cháy của đám cháy trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn, được phân thành các cấu kiện xây dựng với các giới hạn chịu lửa 15 min; 30 min; 45 min; 60min; 90 min; 120 min; 150 min; 180 min; 240 min. Việc phân giới hạn chịu lửa giúp chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thuận tiện trong việc lựa chọn kết cấu, cấu kiện phù hợp với mục đích sử dụng và phù hợp với yêu cầu chống cháy trong nhà và công trình.

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn. Thời điểm đạt tới giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chịu lực và bao che trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn hoặc theo kết quả tính toán được xác định theo thời gian đạt tới một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn:

  • Mất khả năng chịu lực (ký hiệu bằng chữ R);
  • Mất tính toàn vẹn (ký hiệu bằng chữ E);
  • Mất khả năng cách nhiệt (ký hiệu bằng chữ I) do nhiệt độ ở bề mặt không đốt nóng tăng đến giá trị giới hạn;
  • Mất khả năng hạn chế bức xạ nhiệt (ký hiệu bằng chữ W) do thông lượng nhiệt ở khoảng cách quy định từ bề mặt không bị đốt nóng của cấu kiện/kết cấu đạt tới giá trị giới hạn.

Bậc chịu lửa

Bậc chịu lửa

3.2. Xác định giới hạn chịu lửa của một số vật liệu và cấu kiện xây dựng

Trường hợp kết cấu cần xác định không chỉ rõ được giới hạn chịu lửa thì căn cứ phụ lục C của TCVN 2622 -1995 để tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu, đối chiếu với bảng 2 của TCVN 2622 để tra ra bậc chịu lửa công trình.

Như vậy có thể thấy bậc chịu lửa của nhà được định bởi giới hạn chịu lửa tối thiểu của kết cấu, cấu kiện trong ngôi nhà đó, và ngược lại, khi xác định được yêu cầu tối thiểu về Bậc chịu lửa của nhà (dựa trên nhu cầu về kích thước khoang cháy, chiều cao công trình) thì có thể xác định giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu, cấu kiện.

4. Dịch vụ thử tính cháy của vật liệu tại Opacontrol

Opacontrol sử dụng các phương pháp thử nghiệm và công nghệ tiên tiến để đo lường tính các tính liên quan đến cháy của các vật liệu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các kết quả thử nghiệm.

Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm tính bắt cháy để đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp dịch vụ chất lượng cao và kết quả thử nghiệm chính xác và đáng tin cậy.

Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ thử nghiệm tính bắt cháy của vật liệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và để được tư vấn về giải pháp phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn. Thông tin liên hệ hotline:1800.646438 - email opa@opacontrol.vn.

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

Hotline: 1800.646438  - 0946868029

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang