Kiểm soát sản phẩm sơn chứa chì theo QCVN| Opacontrol News

Các loại sơn chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép đều sẽ bị xử lý và không được tiêu thụ trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm sơn được quy định trong phụ lục A của Quy chuẩn, trước khi đưa vào thị trường Việt Nam phải tiến hành thủ tục chứng nhận hợp quy giới hạn hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT. Giờ đây, khi khách hàng tìm kiếm loại sơn thích hợp cho mình chắc hẳn sẽ phải đảm bảo tiêu chí này.

Tham khảo:

Các phiên bản iso 9001

Chứng nhận hợp quy hàm lượng thủy ngân trong đèn huỳnh quang

Tại sao lại dùng chì cho sơn

Chì được tìm thấy trong sơn trang trí nội thất và ngoại thất nhà ở, trường học, các toà nhà công cộng và thương mại…

Được sử dụng làm thành phần dung môi pha chế sơn, cụ thể, một lượng chì nhỏ sẽ có những tác dụng chung như:

  • Về thẩm mỹ khiến cho màng sơn mịn hơn, đẹp hơn 

  • Độ phủ của sơn cao hơn

  • Độ bám dính cao hơn 

  • Bảo vệ nước sơn không bị phai màu

  • Pha chế dễ dàng và tiết kiệm nhiều hơn so với các nguyên liệu khác 

  • Tăng tốc độ làm khô, tạo độ bóng

Mặc dù các tính năng như vậy, sơn có chứa phụ gia chì gây nguy cơ ngộ độc cho sức khoẻ và ô nhiễm môi trường. Chì có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến sức khoẻ của con người gây khuyết tật suốt đời. 

Sử dụng chì khi sản xuất sơn tại Việt Nam

Chì trong sơn

 Chì trong sơn

Theo nghiên cứu của tổ chức CGFED:

  • 54% số lượng sơn tại Việt Nam có chứa hàm lượng chì vượt 600 ppm

  • 19% số lượng sơn chứa nồng độ chì ở mức nguy hiểm 10.000 ppm

  • 46% số lượng sơn chứa nồng độ chì dưới mức 600 ppm

Chì trong sơn là mối nguy hiểm đối với sức khỏe và môi trường liên quan. Nhiều loại sơn chứa hàm lượng chì cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định cho phép. Việc sản xuất và tiêu thụ sơn có chì đang tồn tại nhiều ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn những tác động bất lợi của việc sản xuất và tiêu thụ sơn có chì, có ban hành quy định về việc giảm lượng chì bao gồm kiểm tra, đánh giá cũng như loại bỏ. 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giới hạn hàm lượng chì trong sơn

Những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến kiểm soát hàm lượng chì trong hoá chất nói chung và sơn nói riêng. Cục hóa chất là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đã có những hoạt động xúc tiến việc thúc đẩy để ban hành quy định về hàm lượng chì trong sơn ở Việt Nam.

Ngày 21/12/2020, Việt Nam đã ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT phê duyệt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn (ký hiệu QCVN 08:2020/BCT) ở mức:

  • ≤ 600 ppm trong thời hạn 05 năm đầu kể từ ngày Thông tư có hiệu lực

  • ≤ 90 ppm sau 05 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực

Về mức độ chì trong sơn 

Việc nhà nước ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đặt giới hạn đối với chì trong sơn và những nỗ lực không ngừng của các bên liên quan chủ chốt từ chính phủ, ngành công nghiệp sơn, và các tổ chức xã hội dân sự nhằm thúc đẩy việc tuân thủ hy vọng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất sơn tiếp tục nỗ lực cải cách công thức và chuyển sang sử dụng các thành phần không có chì.

Sau khi áp dụng QCVN 08:2020/BCT, việc kiểm soát năng lực chung của các ngành sơn nội địa cũng như nhập khẩu trong việc tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng chì trong sơn sẽ có những chỉ số khả quan hơn. Cho thấy việc giám sát/theo dõi hàm lượng chì trong các sản phẩm sơn được bán trên thị trường, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy chuẩn quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn là đúng đắn.

Hợp pháp sản phẩm sơn - chứng nhận hợp quy giới hạn hàm lượng chì 

Hợp quy chì trong sơn

Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn

Với các doanh  nghiệp 

  • Chứng minh sản phẩm sơn không chứa chì thông qua sự giám sát, quản lý và cấp chứng nhận của một tổ chức độc lập thứ ba. Tổ chức này phải là tổ chức có uy tín và giúp người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm sơn họ dùng hoàn toàn không có chì

  • Ghi rõ trên bao bì các thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm và hàm lượng chì cũng như các kim loại nặng khác bao gồm thông tin về thành phần sơn, hàm lượng chì, cảnh báo độc hại với sức khỏe con người và môi trường 

Sản phẩm không chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn có thể bị thu hồi 

Nghị Định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn , đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị Định 126/2021/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ quy định rõ: 

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi dưới đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hoá la đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

  • Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

  • Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;

  • Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hoá đang lưu thông hoặc đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

  • Sử dụng chất phụ gia, hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng trong sản phẩm, hàng hóa, trừ trường hợp trong sản xuất, pha chế thực phẩm;

  • Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;

  • Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

  • Không thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Chứng nhận hoặc giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định pháp luật; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

  • Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định pháp luật hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực

Qua các thông tin trên, ta nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát hàm lượng chì trong sơn. Mục đích chung của quy chuẩn cũng nhằm đảm bảo sức khoẻ về sự an toàn của con người.

Để được hợp pháp hoạt động trên thị trường sơn Việt Nam, OPACONTROL cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy giới hạn hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm sơn.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang