- Trang chủ
- Dịch vụ Chứng Nhận Hợp Quy - QCVN
- Chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf theo QCVN 16:2023/BXD
Chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf theo QCVN 16:2023/BXD
✅ Thời gian nhanh chóng, như cam kết
✅ Công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch
✅ Chi phí hợp lý, báo giá chi tiết
✅ Thông tin khách hàng bảo mật tuyệt đối
✅ Dịch vụ uy tín trên toàn quốc
Chứng nhận hợp quy ván mdf là hoạt động đánh giá cả quá trình sản xuất ván mdf( hệ thống quản lý chất lượng iso 9001) và thí nghiệm mẫu để so sánh với quy định trong quy chuẩn( QCVN 16:2023/BXD). Nếu quy trình sản xuất ván và mẫu thử đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp chứng chỉ hợp quy ván mdf. Khi đó các sản phẩm thang máng cáp khi bán ra thị trường sẽ được mang dấu CR (dấu hợp quy) do tổ chức đánh giá cấp.
Chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp là hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật( QCVN 16:2023/BXD). Theo đó các sản phẩm bao gồm: Chứng nhận hợp quy ván sợi, chứng nhận hợp quy ván dăm, chứng nhận hợp quy ván mdf, chứng nhận hợp quy ván ghép thanh.
1. Quy chuẩn chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp.
Quy chuẩn chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ, ván vỗ công nghiệp được quy định tại văn bản “Thông tư số 16:2023/BXD” ban hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2023.
Các quy định kỹ thuật của sản phẩm gỗ công nghiệp hoặc ván gỗ công nghiệp được ban hành nhằm mục đích đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định này bao gồm các yêu cầu về:
Tính chất cơ lý: Các sản phẩm gỗ, ván gỗ công nghiệp phải có độ bền, độ cứng, độ chịu lực, độ chịu uốn, độ chịu va đập,... phù hợp với mục đích sử dụng.
Tính chất hóa học: Các sản phẩm gỗ, ván gỗ công nghiệp phải không chứa các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Tính chất an toàn: sản phẩm gỗ, ván gỗ công nghiệp phải có thiết kế, cấu tạo đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Đối tượng cần chứng nhận hợp quy ván mdf
Các đối tượng cần chứng nhận hợp quy gỗ bao gồm các tổ chức công ty/ doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại gỗ, ván gỗ công nghiệp như sau:
- Ván sợi
- Ván dăm
- Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình
3. Các sản phẩm ván gỗ nhân tạo (ván gỗ công nghiệp) cần chứng nhận hợp quy
3.1 Ván sợi
Có 4 mục cần kiểm định đối với ván sợi để đạt được chất lượng theo Quy chuẩn bao gồm:
- Độ trưng nở chiều dày sau khi trưng trong nước
- Độ bền uốn tĩnh
- Độ bền kéo vuông góc với mặt ván
- Hàm lượng formaldehyt phát tán (bao gồm phân loại E1 và E2)
3.2 Ván dăm
Tương tự ván sợi, ván dăm cũng có 4 mục cần kiểm định theo QCVN 16:2023/BXD bao gồm:
- Độ trưng nở chiều dày sau khi trưng trong nước
- Độ bền uốn tĩnh
- Độ bền kéo vuông góc với mặt ván
- Hàm lượng formaldehyt phát tán, không lớn hơn
3.3 Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình
Đối với loại ván ghép này chỉ cần kiểm định 1 mục theo QCVN 16:2023/BXD
- Hàm lượng formaldehyt phát tán, không lớn hơn
4. Chỉ tiêu kỹ thuật để chứng nhận hợp quy cho gỗ, ván gỗ.
Chỉ tiêu kỹ thuật để kiểm định và chứng nhận hợp quy cho sản phẩm gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván gỗ nhân tạo được trình bày tại bảng dưới đây:
TT | Tên sàn phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | Quy cách mẫu | Mã HS | |
4 | Ván gỗ nhân tạo | Ván sợi | |||||
1. Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước | Phụ thuộc theo từng loại được néu trong TCVN 7753:2007 | TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003) | Lấy tối thiểu 02 mẫu nguyên khổ ở mỗi lô hàng | 4411.1200 4411.1300 4411.1400 4411.9200 4411.9300 4411.9400 | |||
2. Độ bền uốn tĩnh | TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003) | ||||||
3. Độ bền kẻo vuông góc với mặt ván | TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003) | ||||||
4. Hàm lượng íormaldehyt phát tán | |||||||
Phân loại E 1 | Không lớn hơn 0,124 mg/m3 | TCVN 11899-1:2018 (ISO 12460-1) | |||||
Hoặc không lớn hơn 9 mg/100g | TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5) | ||||||
Phân loại E 2 | Lởn hơn 0,124 mg/m3 | TCVN 11899-1:2018 (ISO 12460-1) | |||||
Hoặc không lởn hơn 30 mg/100g | TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5) | ||||||
Ván dăm | 44.101.100 | ||||||
1. Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước | Phụ thuộc theo từng loại được néu trong TCVN 12362:2018 (ISO 16893:2016) | TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003) | Lấy tối thiểu 02 mẫu nguyên khổ ờ mỗi lô hàng | ||||
2. Độ bền uốn tĩnh | TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003) | ||||||
3. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván | TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003) | ||||||
4. Hàm lượng íormaldehyt phát tán, không lớn hơn | 0,124 mg/m3 | TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) | |||||
Hoặc 0,7 mg/l | TCVN 11899-4 (ISO 12460-4) | ||||||
Hoặc 8,0 mg/100g | TCVN 11899-5 (ISO 12460-5) | ||||||
Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình | 4418.99.00 | ||||||
Hàm lượng íormaldehyt phát tán, không lớn hơn | 0,124 mg/m3 | TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) | TCVN 11903:2017 (ISO 16999:2003) 02 mẫu thử kích thước (0,5 X 0,5) m. |
5. Các phương thức chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp.
Opacontrol chứng nhận hợp quy gỗ theo hai phương thức khác nhau
Phương thức 5:
Áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001.
Thời hạn hiệu lực của Chứng nhận hợp quy theo phương thức năm là 03 năm, quy trình lấy mẫu và đánh giá tại nơi sản xuất, kèm theo quá trình giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
Phương thức 7:
Áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất hoặc nhập khẩu, dựa trên quy trình thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm cụ thể và không áp dụng cho các lô sản phẩm khác.
6. Quy trình chứng nhận hợp quy ván gỗ mdf
Quy trình xác nhận hợp quy cho ván sàn gỗ nhân tạo theo QCVN 16:2023/BXD được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1. Đăng ký chứng nhận hợp quy gỗ
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký chứng nhận và cung cấp thông tin cũng như hồ sơ theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.
Bước 2. Đánh giá giai đoạn 1
Kiểm tra và đánh giá hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp. Hệ thống hồ sơ bao gồm một Hồ sơ đảm bảo chất lượng( một phần của tiêu chuẩn ISO 9001. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất trong nước phải có chứng nhận ISO 9001 trước khi bước vào quá trình đánh giá hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD.)
Bước 3. Đánh giá giai đoạn 2
Tổ chức hợp quy tiến hành đánh giá tại nhà máy sản xuất và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm gỗ.
Bước 4. Thử nghiệm mẫu
Mẫu thử nghiệm được chuyển đến Phòng thử nghiệm do tổ chức chứng nhận chỉ định. Các chỉ tiêu thử nghiệm được chi tiết trong quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD.
Bước 5. Khắc phục điểm không phù hợp (nếu có).
Nếu có bất kỳ điểm không phù hợp nào theo yêu cầu của Quy chuẩn, doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp khắc phục.
Bước 6. Cấp chứng nhận hợp quy gỗ theo QCVN 16:2023/BXD
Sau khi hồ sơ đánh giá và kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu hoặc đã khắc phục điểm không phù hợp, tổ chức chứng nhận thực hiện thẩm xét để cấp chứng nhận. Doanh nghiệp nhận được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, kèm theo mẫu tem hợp quy (tem CR) để sử dụng trên sản phẩm hoặc bao bì.
Bước 7. Công bố hợp quy
Doanh nghiệp công bố hợp quy tại Sở Xây dựng sau khi nhận chứng nhận hợp quy. Thông tin chi tiết về quy trình công bố hợp quy được mô tả trong hồ sơ công bố Vật liệu xây dựng.
Bước 8. Đánh giá giám sát hàng năm
Chứng nhận hợp quy có hiệu lực trong 3 năm, trong thời kỳ này, doanh nghiệp sẽ trải qua 2 đợt đánh giá giám sát vào năm thứ 2 và thứ 3. Sau khi hết hạn 3 năm, doanh nghiệp sẽ tiếp tục quá trình tái đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy theo chu kỳ 3 năm tiếp theo.
7. Opacontrol chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD
OPACONTROL là tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, Opacontrol đã chứng nhận hợp quy cho hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sản phẩm vật liệu xây dựng trên toàn quốc. Opacontrol có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Opacontrol được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế.
Các lợi ích mà chúng tôi đem lại cho quý khách khi thực hiện dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD tại OPACONTROL
Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp:
Chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD là điều kiện bắt buộc để sản phẩm gỗ được lưu thông trên thị trường. Do đó, việc thực hiện dịch vụ chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng uy tín thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Tạo sự an tâm cho người sử dụng:
Chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD đảm bảo rằng sản phẩm gỗ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn, sức khỏe và môi trường. Do đó, việc sử dụng sản phẩm gỗ được chứng nhận hợp quy giúp người sử dụng an tâm về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật:
Chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Do đó, việc thực hiện dịch vụ chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Opacontrol cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD theo quy trình chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm gỗ theo QCVN 16:2023/BXD là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sản phẩm gỗ. Việc thực hiện dịch vụ chứng nhận hợp quy tại Opacontrol giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự an tâm cho người sử dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Opacontrol cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận hợp quy uy tín, chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế. Để được tư vấn chi tiết và tận tính nhất bạn có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin sau:
Website: Opacontrol.com.vn
Hotline: 1800 646480
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
Linkedin :https://www.linkedin.com/in/opacontrol/