Hiện nay, theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD do Bộ Xây dựng ban hành, tấm thạch cao panel thuộc nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, mà còn là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao uy tín, đảm bảo sản phẩm an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện, thủ tục cần chuẩn bị và lộ trình chứng nhận, cùng theo dõi bài viết sau nhé.
1. Tổng quan về tấm thạch cao Panel
Tấm panel thạch cao, hay còn gọi là tấm thạch cao panel, là loại vật liệu xây dựng nhẹ, được cấu tạo từ lõi thạch cao nằm giữa hai lớp vật liệu bảo vệ. Nhờ đặc tính bền nhẹ, dễ thi công và khả năng chống cháy – cách âm tốt, loại tấm này thường được sử dụng để làm vách ngăn, trần nhà, và các hạng mục trang trí nội thất hiện đại.
- Lõi thạch cao:
Thành phần chính là CaSO₄·2H₂O (thạch cao tự nhiên hoặc tổng hợp), có thể bổ sung thêm phụ gia như tinh bột, sợi thủy tinh, K₂SO₄… để tăng độ bền, chống ẩm, chống cháy và cách âm. - Lớp vỏ bọc:
Phổ biến nhất là giấy chuyên dụng được ép chặt hai mặt để giữ ổn định cấu trúc tấm. Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng, vỏ bọc có thể là tôn mạ kẽm, nhôm, hoặc vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực hoặc chống thấm.

2. Chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel là gì?
Chứng nhận hợp quy tấm thạch cao panel là thủ tục bắt buộc nhằm kiểm tra và xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho vật liệu xây dựng.
Việc chứng nhận giúp đảm bảo tấm panel thạch cao đạt chuẩn trước khi được lưu thông, phân phối và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng tại Việt Nam.
3. Quy trình chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel
Để đảm bảo tấm thạch cao Panel đủ điều kiện lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện chứng nhận hợp quy theo đúng quy trình. Tùy vào việc sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước, các bước thực hiện có thể sẽ khác nhau:
3.1. Quy trình chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel sản xuất trong nước tại Việt Nam
Đối với tấm thạch cao Panel được sản xuất trong nước, việc chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện theo phương thức 5 – QCVN 16:2023/BXD, cụ thể như sau:
Bước 1: Khách hàng đăng ký chứng nhận hợp quy tấm thạch cao OPACONTROL sẽ tư vấn quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp thử nghiệm dành cho tấm Panel. (Quý khách hàng xem chi tiết các quy chuẩn và tiêu chuẩn tại mục 5)
Bước 2: Thống nhất các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ, bao gồm kế hoạch đánh giá, thử nghiệm và công bố hợp quy, nhằm xác định rõ phạm vi công việc, trách nhiệm của các bên và lộ trình thực hiện giữa OPACONTROL và doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm tấm thạch cao Panel theo đúng quy định và thực hiện thử nghiệm các mẫu này dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong QCVN 16:2023/BXD.
Bước 4: Thực hiện đánh giá kết quả thử nghiệm và rà soát hồ sơ kỹ thuật để xác định mức độ phù hợp của tấm thạch cao với quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD.
Bước 5: OPACONTROL sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel cho doanh nghiệp khi sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 16:2023/BXD.
Bước 6: Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm, đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành và phù hợp với kết quả chứng nhận đã được cấp.
Bước 7: Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng địa phương hoặc qua hệ thống cổng dịch vụ công một cách nhanh chóng và đúng quy định.
Lưu ý: Việc chứng nhận hợp quy cho tấm thạch cao Panel sản xuất trong nước được thực hiện theo phương thức đánh giá số 5, theo đó doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 áp dụng cho sản phẩm. Trường hợp chưa có, OPACONTROL sẽ tư vấn và hỗ trợ thực hiện đồng thời chứng nhận ISO 9001 nhằm hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho quá trình chứng nhận hợp quy.
3.2. Quy trình chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel nhập khẩu nước ngoài
Đối với sản phẩm tấm thạch cao Panel nhập khẩu, quy trình chứng nhận hợp quy sẽ tập trung vào việc kiểm tra hồ sơ lô hàng và thử nghiệm mẫu theo QCVN 16:2023/BXD. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: OPACONTROL sẽ tư vấn các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp thử nghiệm áp dụng cho sản phẩm tấm thạch cao Panel nhập khẩu.
Bước 2: Hai bên thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, kế hoạch đánh giá, thử nghiệm và công bố hợp quy đối với sản phẩm tấm thạch cao Panel, đảm bảo quá trình thực hiện minh bạch, nhất quán và đúng quy định.
Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy và nộp đầy đủ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ) cùng các tài liệu liên quan khác nếu có.
Bước 4: OPA sẽ tiến hành lấy mẫu đại diện từ lô hàng tại cảng hoặc kho của doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy định về điều kiện lấy mẫu để phục vụ quá trình thử nghiệm.
Bước 5: Mẫu sản phẩm được gửi đến phòng thử nghiệm của OPACONTROL để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD.
Bước 6: Sau khi có kết quả thử nghiệm, OPA sẽ tiến hành thẩm định toàn bộ hồ sơ kỹ thuật và đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn hiện hành.
Bước 7: Nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, OPACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng tấm thạch cao Panel nhập khẩu.
Bước 8: Doanh nghiệp sẽ được OPACONTROL tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ công bố hợp quy, đồng thời hướng dẫn nộp tại Sở Xây dựng hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

4. Quy trình công bố hợp quy tấm thạch cao Panel
Sau khi hoàn tất chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy tấm thạch cao Panel tại Sở Xây dựng – bước cuối cùng để đảm bảo sản phẩm có thể lưu hành trên thị trường. Việc công bố hợp quy có thể thực hiện theo hai hình thức: trực tiếp tại cơ quan hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công, tùy theo điều kiện của từng địa phương
4.1. Quy trình công bố hợp quy tấm thạch cao Panel trực tiếp
Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy trình:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố hợp quy, bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy
- Bản sao kết quả thử nghiệm còn hiệu lực
- Bản sao giấy chứng nhận ISO 9001:2015 (đối với sản phẩm sản xuất trong nước)
- Tài liệu kỹ thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động hoặc nơi lưu thông sản phẩm.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ, nếu đầy đủ sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ.
- Trong thời gian thẩm tra, Sở Xây dựng có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu thiếu hoặc chưa hợp lệ). OPACONTROL sẽ chủ động kiểm tra trước khi quý khách nộp hồ sơ công bố và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu quý khách gặp khó khăn trong việc bổ sung giấy tờ.
- Nhận kết quả xác nhận công bố hợp quy sau khi hồ sơ được chấp thuận, hoàn tất thủ tục lưu hành sản phẩm hợp pháp trên thị trường.
4.2. Quy trình công bố hợp quy tấm thạch cao Panel trực tuyến
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công, thủ tục công bố hợp quy sẽ được thực hiện hoàn toàn online. Dưới đây là các bước chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ tương tự như hình thức nộp trực tiếp.
Bước 2: Đăng nhập vào cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của tỉnh/thành nơi đăng ký công bố hợp quy.
Bước 3: Chọn thủ tục “Công bố hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng”, sau đó điền thông tin theo biểu mẫu và tải lên các tệp hồ sơ scan (PDF).
Bước 4: Nộp hồ sơ trực tuyến, nhận mã hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý qua tài khoản đăng nhập.
Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ phê duyệt và thông báo kết quả trên hệ thống; nếu chưa đầy đủ, sẽ yêu cầu bổ sung qua cổng điện tử.
Bước 6: Doanh nghiệp nhận kết quả công bố hợp quy trực tuyến, có thể in và lưu trữ để phục vụ thanh tra, kiểm tra khi cần.
5. Tổng quan về tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận hợp quy cho tấm thạch cao Panel
Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD quy định một số chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng mà các sản phẩm tấm thạch cao panel cần tuân thủ để đạt được chứng nhận hợp quy. Các chỉ tiêu này bao gồm:
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | Quy cách mẫu | Mã HS | |
Tấm thạch cao | Panel thạch cao cốt sợi | |||||
Tấm thạch cao và Panel thạch cao cốt sợi* | 1.Cường độ chịu uốn | TCVN 8256:2022 | TCVN 13560:2022 | TCVN 8257-3 TCVN 8257-5 TCVN 8257-6 |
– Đối với mẫu kích thước tiêu chuẩn (1220x2440mm): số lượng mẫu thử không ít hơn 3 tấm nguyên Đối với mẫu kích thước khác: Tổng diện tích 3 mẫu không thấp hơn 3m2 |
6809.11.00 6809.19.90 |
2. Độ biến dạng ẩm | ||||||
3. Độ hút nước (chỉ áp dụng cho loại nền chịu ẩm; ốp ngoài; làm mái nhà) | ||||||
4. Hàm lượng chất lưu huỳnh dễ bay hơi (Orthorhombic cyclooctasulfur – S8), ppm, không lớn hơn | 10 | ASTM C47 M-20a | ||||
(* )Không áp dụng đối với tấm thạch cao đục lỗ dùng cho mục đích tiêu âm |
6. Tại sao nên thực hiện chứng nhận hợp quy với tấm thạch cao Panel?

- Tuân thủ quy định pháp luật: Là yêu cầu bắt buộc theo QCVN 16:2023/BXD để sản phẩm được phép lưu hành hợp pháp trên thị trường Việt Nam.
- Khẳng định chất lượng sản phẩm: Chứng nhận hợp quy là minh chứng cho việc sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, dễ dàng tiếp cận các công trình lớn, dự án đầu tư và đối tác chuyên nghiệp.
- Hạn chế rủi ro pháp lý: Tránh các vi phạm trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, hạn chế bị xử phạt hoặc thu hồi sản phẩm.
- Gia tăng niềm tin người tiêu dùng: Người mua yên tâm sử dụng sản phẩm đã được chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
7. Sự khác nhau giữa QCVN 16:2023/BXD và QCVN 16:2019/BXD đối với sản phẩm tấm thạch cao panel.
Các chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho tấm thạch cao panel tại QCVN 16:2023/BXD có thay đổi phương pháp thử đối với 3 chỉ tiêu Cường độ chịu uốn, Độ biến dạng ẩm, Độ hút nước (cho loại chịu ẩm), thay đổi từ tiêu chuẩn ASTM C473-17 sang TCVN 8257: 2009.
8. Bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy cho sản phẩm tấm thạch cao Panel
Khi thực hiện chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
- Phiếu đăng ký chứng nhận hợp quy (theo mẫu của tổ chức chứng nhận).
- Bản sao hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, packing list (đối với hàng nhập khẩu).
- Bản mô tả sản phẩm, catalogue hoặc tài liệu kỹ thuật liên quan.
- Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình do phòng thử nghiệm được công nhận cấp, còn hiệu lực.
- Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (đối với sản phẩm sản xuất trong nước theo phương thức 5).
- Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (nếu đã từng thực hiện trước đó và cần cập nhật lại).
- Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp hoặc theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.

Lưu ý: OPACONTROL sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rà soát và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu. Trường hợp còn thiếu giấy tờ nào, chúng tôi sẽ thông báo cụ thể để quý khách bổ sung kịp thời, đảm bảo quy trình được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
9. Câu hỏi liên quan
9.1. Chi phí chứng nhận hợp quy tấm Panel thạch cao là bao nhiêu?
Chi phí chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng mẫu cần thử nghiệm, hình thức sản phẩm (sản xuất trong nước hay nhập khẩu), tình trạng hồ sơ hiện có của doanh nghiệp, và phạm vi dịch vụ mà đơn vị đăng ký yêu cầu.
Để được tư vấn chi tiết về chi phí phù hợp với từng trường hợp cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ OPACONTROL. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ đánh giá hồ sơ, đề xuất phương án tối ưu và báo phí minh bạch – nhanh chóng – trọn gói.
9.2. Nếu không thực hiện chứng nhận hợp quy cho tấm thạch cao Panel sẽ bị phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 119/2017/NĐ‑CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021) áp dụng cho sản phẩm vật liệu xây dựng như tấm thạch cao Panel, hành vi không chứng nhận hoặc không công bố hợp quy sẽ bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng với tổ chức
Cá nhân chịu trách nhiệm (như giám đốc, chủ doanh nghiệp) sẽ bị phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng (một nửa mức phạt của tổ chức) .
Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp có thể bị buộc thu hồi lô hàng, tiến hành tái xuất, hoặc tiêu hủy sản phẩm không đạt chuẩn theo chỉ đạo của cơ quan quản lý
9.3. Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel
Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel thường dao động từ 12 đến 20 ngày làm việc đối với sản phẩm sản xuất trong nước, và từ 7 đến 15 ngày làm việc đối với sản phẩm nhập khẩu, trong điều kiện hồ sơ đầy đủ và mẫu thử nghiệm đạt yêu cầu. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy từng trường hợp thực tế. Để được hỗ trợ nhanh chóng và tối ưu quy trình, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với OPACONTROL để được tư vấn chi tiết.
10. Dịch vụ chứng nhận hợp quy tấm thạch cao Panel
OPACONTROL tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy tấm thạch cao panel, mang đến cho khách hàng trọn gói giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn cho công trình.
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại.
- OPACONTROL cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
- OPACONTROL được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện dịch vụ, đảm bảo tính pháp lý và tin cậy.
- Đội ngũ chuyên gia sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các thủ tục.
- Trang bị hệ thống phòng thí nghiệm tiên tiến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế.
- Áp dụng quy trình chứng nhận hợp quy khoa học, chặt chẽ và hiệu quả.
- Đảm bảo việc đánh giá và giám sát liên tục về chất lượng sản phẩm sau khi cấp giấy chứng nhận.
Chứng nhận hợp quy tấm thạch cao panel là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng, an toàn và thẩm mỹ cho công trình xây dựng. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người sử dụng tấm thạch cao panel cần lưu ý thực hiện đầy đủ thủ tục để được cấp chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật.
Liên hệ ngay với OPACONTROL để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất:
- Website: OPACONTROL.com.vn
- Hotline: 1800 646438
- Email: opa@OPACONTROL.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/OPACONTROL
- Linkedin: https://www.linkedin.com/in/OPACONTROL/