Theo QCVN 16:2023/BXD, tất cả các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, ván gỗ công nghiệp và ván MDF, dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu, đều bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được lưu thông. Bài viết tổng hợp đầy đủ từ tổng quan, quy trình thực hiện, đến hồ sơ, tiêu chuẩn kỹ thuật và giải đáp các thắc mắc thường gặp – giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng & tuân thủ đúng quy định pháp lý.
1. Tổng quan về các loại gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF
Ván gỗ công nghiệp là vật liệu được sản xuất bằng cách kết hợp các thành phần như dăm gỗ, sợi gỗ hoặc bột gỗ với keo dán và phụ gia, sau đó ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành tấm gỗ có kích thước chuẩn và độ bền cao. Nhờ quy trình sản xuất hiện đại và nguồn nguyên liệu tái chế, loại ván này đang dần thay thế gỗ tự nhiên trong nhiều lĩnh vực như nội thất, tủ bếp, sàn nhà, và thi công xây dựng.
Ván MDF là một loại ván gỗ công nghiệp được sản xuất từ sợi gỗ hoặc bột gỗ nghiền nhỏ, trộn đều với keo dán và phụ gia, sau đó ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành tấm ván có độ mịn, độ bền và tính ổn định cao. Nhờ cấu trúc đồng nhất, bề mặt phẳng và dễ thi công, MDF được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất, thiết kế tủ kệ, vách ngăn, cửa gỗ công nghiệp và thi công hoàn thiện công trình.
Về thành phần, MDF thường bao gồm:
- Khoảng 75% sợi gỗ tự nhiên (chủ yếu từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn),
- 11–14% keo Urea Formaldehyde (UF) hoặc Melamine Urea Formaldehyde (MUF) giúp kết dính các sợi gỗ,
- 6–10% nước nhằm hỗ trợ quá trình ép,
- Và dưới 1% phụ gia (chống mối mọt, chống cháy, chống ẩm tùy theo mục đích sử dụng).
Nhờ quy trình sản xuất hiện đại và khả năng tận dụng nguyên liệu tái chế, MDF không chỉ giúp giảm áp lực lên nguồn gỗ tự nhiên mà còn đáp ứng tốt nhu cầu về thẩm mỹ và công năng trong thiết kế nội thất hiện đại.

2. Chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF là gì?
Chứng nhận hợp quy ván MDF là quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với các yêu cầu kỹ thuật quy định trong QCVN 16:2023/BXD. Hoạt động này bao gồm hai phần chính: đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất (theo tiêu chuẩn ISO 9001) và thử nghiệm mẫu sản phẩm tại phòng thí nghiệm được công nhận. Nếu kết quả đánh giá cho thấy cả quy trình sản xuất và mẫu ván MDF đều đáp ứng tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận hợp quy và được phép gắn dấu CR (dấu hợp quy) lên sản phẩm khi lưu thông trên thị trường.
Theo quy định của pháp luật, chứng nhận hợp quy là bắt buộc đối với các sản phẩm ván gỗ công nghiệp trước khi đưa ra thị trường. QCVN 16:2023/BXD quy định rõ các đối tượng áp dụng bao gồm:
- Ván sợi (Fiberboard)
- Ván dăm (Particle board)
- Ván MDF (Medium Density Fiberboard)
- Ván ghép thanh
Việc thực hiện chứng nhận hợp quy không chỉ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho người sử dụng mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp lý, nâng cao uy tín khi tham gia các dự án, đấu thầu hoặc xuất khẩu.
Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF vui lòng liên hệ OPACONTROL qua Hotline: 1800 6464 38.
3. Quy trình chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf

Tùy vào nguồn gốc sản xuất, sản phẩm gỗ công nghiệp (bao gồm MDF, ván dăm, ván ép…) có thể được phân thành 2 nhóm chính: sản xuất trong nước và nhập khẩu. OPACONTROL hiện đang triển khai 2 quy trình chứng nhận hợp quy tương ứng, tối ưu hóa theo từng trường hợp để đảm bảo nhanh chóng, tiết kiệm và đúng pháp lý.
3.1. Quy trình chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf sản xuất trong nước tại Việt Nam
Quy trình áp dụng cho doanh nghiệp có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam, cụ thể gồm các bước:
Bước 1: Khảo sát và tư vấn tiêu chuẩn áp dụng
Chuyên gia của OPACONTROL sẽ tư vấn trực tiếp về các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc, tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cần thử nghiệm, phương thức đánh giá phù hợp theo QCVN 16:2023/BXD.
Bước 2: Ký kết hợp đồng & lập kế hoạch đánh giá
Hai bên cùng thống nhất nội dung hợp đồng, kế hoạch lấy mẫu, danh mục phép thử, cũng như phương án công bố hợp quy sau khi có kết quả thử nghiệm.
Bước 3: Lấy mẫu sản phẩm và thực hiện thử nghiệm
OPACONTROL cử kỹ thuật viên lấy mẫu gỗ/ván từ nhà máy để gửi đến phòng thử nghiệm được chỉ định sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm các ván gỗ nhân tạo đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được áp dụng theo đúng quy định hiện hành.
Bước 4: Thẩm định kết quả & đánh giá hồ sơ
Sau khi có kết quả thử nghiệm, bộ phận chuyên môn sẽ tiến hành đối chiếu, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn yêu cầu.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận hợp quy
Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện, OPACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy phù hợp QCVN 16:2023/BXD cho sản phẩm.
Bước 6: Hỗ trợ soạn hồ sơ công bố hợp quy
Doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị hồ sơ theo đúng mẫu quy định.
Bước 7: Tư vấn nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng
Cuối cùng, OPACONTROL hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng hoặc thực hiện nộp online qua Cổng Dịch vụ Công.
Lưu ý: Với sản phẩm sản xuất trong nước, việc đánh giá hợp quy thường áp dụng phương thức 5, yêu cầu doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Trường hợp chưa có, OPACONTROL sẽ tư vấn tích hợp đánh giá và chứng nhận ISO cùng lúc để tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.2. Quy trình chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF nhập khẩu
Đối với hàng nhập khẩu, quy trình được OPACONTROL tối ưu với khả năng lấy mẫu linh hoạt tại kho hàng hoặc cảng nhập khẩu, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian chờ và tránh phát sinh chi phí lưu kho.
Bước 1: Tiếp nhận đăng ký và tư vấn ban đầu
Ngay khi doanh nghiệp đăng ký dịch vụ chứng nhận tại OPACONTROL, đội ngũ chuyên môn sẽ tiến hành tư vấn kỹ lưỡng về các tiêu chuẩn cần áp dụng, phương thức thử nghiệm và hồ sơ cần chuẩn bị.
Bước 2: Thống nhất hợp đồng & kế hoạch thực hiện
OPACONTROL và khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ, đồng thời lên kế hoạch lấy mẫu, thử nghiệm và công bố hợp quy.
Bước 3: Lấy mẫu tại kho/cảng và thử nghiệm sản phẩm
Mẫu sản phẩm được lấy theo từng lô nhập khẩu, tùy điều kiện thực tế và theo quy định của QCVN 16:2023/BXD. Mẫu sau đó sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm được chỉ định để thực hiện thử nghiệm kỹ thuật.
Bước 4: Thẩm định và đánh giá kết quả thử nghiệm
Sau khi có kết quả từ phòng lab, OPACONTROL tiến hành phân tích, đánh giá sự phù hợp và chuẩn bị báo cáo đánh giá sản phẩm.
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy
Giấy chứng nhận được cấp nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật theo quy chuẩn.
Bước 6: Hướng dẫn soạn hồ sơ công bố hợp quy
Doanh nghiệp được hỗ trợ chi tiết về mẫu biểu, nội dung hồ sơ và các yêu cầu cần thiết để đảm bảo đúng quy định pháp lý.
Bước 7: Nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng hoặc qua hệ thống trực tuyến
OPACONTROL đồng hành cùng khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ, nộp tại địa phương hoặc qua hệ thống dịch vụ công điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Lợi thế khi thực hiện tại OPACONTROL:
- Lấy mẫu tận nơi nhanh chóng, không ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng
- Hỗ trợ toàn bộ thủ tục từ tư vấn đến công bố
- Cam kết kết quả rõ ràng, đúng quy chuẩn – đúng pháp lý – đúng tiến độ
Liên hệ Hotline 1800 6464 38 để được tư vấn chi tiết.
4. Quy trình công bố hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf sau khi thực hiện chứng nhận hợp quy
Sau khi sản phẩm gỗ công nghiệp (bao gồm MDF, ván dăm, ván ép…) đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần hoàn thiện bước cuối cùng là công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD và Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Dưới đây là hai hình thức phổ biến được OPACONTROL hỗ trợ triển khai cho khách hàng:
4.1. Quy trình công bố hợp quy trực tiếp tại Sở Xây Dựng
Với hình thức truyền thống này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng địa phương – nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi nhập khẩu/lưu thông sản phẩm.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết, bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo đúng mẫu quy định hiện hành
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy còn hiệu lực
- Bản mô tả sản phẩm: loại, kích thước, tiêu chuẩn áp dụng
- Kết quả thử nghiệm do phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc quy trình quản lý nội bộ (với sản phẩm sản xuất trong nước)
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Các giấy tờ bổ sung khác nếu có (chứng nhận ISO, giấy tờ nhập khẩu…)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận
Hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Xây dựng tại tỉnh/thành phố. Một số địa phương có thể cho phép nộp hồ sơ trực tuyến song song qua Cổng dịch vụ công.
Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý
Trong thời hạn từ 5–7 ngày làm việc, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Văn bản tiếp nhận bản công bố hợp quy. Trường hợp còn thiếu sót, Sở Xây dựng sẽ gửi yêu cầu bổ sung bằng văn bản.
Bước 4: Trách nhiệm sau công bố
Sau khi được tiếp nhận, doanh nghiệp phải duy trì việc sản xuất/nhập khẩu đúng theo quy chuẩn đã công bố, ghi nhãn hàng hóa theo quy định và gắn dấu hợp quy (CR). Nếu bị kiểm tra, cần xuất trình các tài liệu liên quan và sẵn sàng đánh giá lại khi giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Lưu ý quan trọng: Nếu không thực hiện công bố hợp quy đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm.
4.2. Quy trình công bố hợp quy trực tuyến cho gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf tại Sở Xây Dựng
Nhằm tối ưu hóa thời gian và nâng cao tính linh hoạt trong quá trình pháp lý, OPACONTROL hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy qua hình thức online, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp ở xa hoặc cần xử lý gấp.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xác minh thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp gửi yêu cầu qua email hoặc hệ thống quản lý hồ sơ điện tử. OPACONTROL sẽ xác định:
- Chủng loại sản phẩm: ván gỗ MDF, ván dăm, ván ép…
- Xuất xứ hàng hóa: trong nước hay nhập khẩu
- Phương thức chứng nhận đã áp dụng (PT1, PT5…)
Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được danh mục tài liệu cần thiết và mẫu biểu điền thông tin để chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Chuẩn bị và số hóa hồ sơ
Doanh nghiệp chuyển các tài liệu đã chuẩn bị dưới dạng bản mềm (PDF, JPG…) để OPACONTROL kiểm tra và hoàn thiện, bao gồm:
- Giấy chứng nhận hợp quy
- Kết quả thử nghiệm
- Bản tự công bố hợp quy theo mẫu
- Mô tả chi tiết sản phẩm
- Đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ chứng minh hệ thống quản lý chất lượng (nếu có)
Bước 3: Ký số và nộp hồ sơ trực tuyến
Sau khi rà soát và thống nhất, OPACONTROL sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện ký số bằng chữ ký số hợp lệ, sau đó nộp hồ sơ qua:
- Cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Xây dựng, hoặc
- Hệ thống một cửa điện tử (tùy từng địa phương áp dụng)
Bước 4: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ
OPACONTROL đại diện doanh nghiệp theo dõi liên tục tiến trình xử lý, xử lý ngay khi có yêu cầu bổ sung hoặc giải trình từ phía cơ quan tiếp nhận. Việc đảm bảo hồ sơ được duyệt sớm nhất là ưu tiên hàng đầu.
Bước 5: Nhận xác nhận và lưu hồ sơ hoàn chỉnh
Sau khi được cấp văn bản tiếp nhận công bố hợp quy, OPACONTROL bàn giao lại toàn bộ hồ sơ (file mềm và bản in) cho doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn cách lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD.

5. Tại sao cần chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf?
Trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng ngày càng mở rộng và cạnh tranh, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững. Dưới đây là một số lý do bạn cần chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF:
- Bắt buộc theo quy định pháp luật
Theo QCVN 16:2023/BXD, các sản phẩm gỗ công nghiệp như ván MDF, ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh thuộc danh mục vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng công trình. - Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Quy trình chứng nhận hợp quy giúp kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu, hệ thống quản lý sản xuất đến sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, ván MDF và các loại ván công nghiệp đạt được độ bền, độ ổn định và an toàn sử dụng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tăng uy tín và năng lực cạnh tranh
Sản phẩm đã chứng nhận hợp quy được phép gắn dấu CR, tạo niềm tin cho khách hàng, nhà thầu và chủ đầu tư. Đây cũng là tiêu chí bắt buộc khi tham gia dự án nhà nước, công trình công cộng hoặc đấu thầu xây dựng. - Thuận lợi trong lưu thông và kiểm tra thị trường
Chứng nhận hợp quy là cơ sở pháp lý để sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường và không bị xử phạt khi thanh kiểm tra. Ngoài ra, nó giúp tránh các rủi ro pháp lý khi phân phối hàng hóa trong hệ thống phân phối lớn hoặc khi xuất khẩu.
6. Tổng quan về tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf
Để chứng nhận hợp quy theo quy định của QCVN 16:2023/BXD, các sản phẩm gỗ công nghiệp như ván MDF, ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh cần đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc về độ bền cơ lý, độ phát thải formaldehyde và các phương pháp thử nghiệm tương ứng. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau tùy theo đặc tính vật lý, mục đích sử dụng và quy cách sản xuất. Dưới đây là mô tả chi tiết các chỉ tiêu áp dụng cho từng loại sản phẩm:
6.1. Ván sợi (MDF)
Đối với ván sợi MDF, các chỉ tiêu kỹ thuật cần đánh giá bao gồm:
- Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm nước: Yêu cầu được quy định trong TCVN 7753:2007.
- Độ bền uốn tĩnh: Kiểm tra theo TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003).
- Độ bền kéo vuông góc với mặt ván: Áp dụng theo TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003).
- Hàm lượng formaldehyde phát tán:
- Phân loại E1: Không vượt quá 0,124 mg/m³ (theo TCVN 11899-1:2018) hoặc không vượt quá 9 mg/100g (theo TCVN 11899-5:2018).
- Phân loại E2: Có thể lớn hơn 0,124 mg/m³ nhưng không vượt quá 30 mg/100g.
Phương pháp thử nghiệm tuân theo các tiêu chuẩn ISO tương ứng. Mỗi lô hàng cần lấy tối thiểu 02 mẫu nguyên khổ để kiểm nghiệm. Các mã HS phổ biến của ván sợi bao gồm: 4411.1200, 4411.1300, 4411.1400, 4411.9200, 4411.9300, 4411.9400.

6.2. Ván dăm (Particle Board)
Đối với ván dăm, các chỉ tiêu kỹ thuật cần đáp ứng như sau:
- Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm nước: Áp dụng theo TCVN 12362:2018 (ISO 16893:2016).
- Độ bền uốn tĩnh: Kiểm tra theo TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003).
- Độ bền kéo vuông góc với mặt ván: Theo TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003).
- Hàm lượng formaldehyde phát tán: Không được vượt quá một trong các mức sau:
- 0,124 mg/m³ (TCVN 11899-1:2018 / ISO 12460-1),
- 0,7 mg/l (TCVN 11899-4:2018 / ISO 12460-4),
- 8,0 mg/100g (TCVN 11899-5:2018 / ISO 12460-5).
Mỗi lô sản phẩm phải được lấy tối thiểu 02 mẫu nguyên khổ để kiểm định. Mã HS thông dụng của ván dăm là 4410.1100.
6.3. Ván ghép từ thanh (ván ghép khối)
Đối với ván ghép thanh dày và trung bình, tiêu chí đánh giá tập trung chủ yếu vào:
- Hàm lượng formaldehyde phát tán: Không vượt quá 0,124 mg/m³. Thử nghiệm thực hiện theo TCVN 11899-1:2018 (ISO 12460-1).
- Ngoài ra, có thể áp dụng TCVN 11903:2017 (ISO 16999:2003) cho các phép thử khác tùy trường hợp.
Đơn vị thử nghiệm cần chuẩn bị 02 mẫu có kích thước 0,5 x 0,5m cho mỗi đợt đánh giá. Mã HS phổ biến cho dòng sản phẩm này là 4418.9900.
Các tiêu chuẩn nêu trên đều được thừa nhận theo hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quốc tế (ISO), là cơ sở pháp lý để tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy theo đúng quy định tại QCVN 16:2023/BXD. Việc nắm rõ từng chỉ tiêu sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ mẫu vật và hồ sơ khi tham gia chứng nhận hợp quy, tránh sai sót trong quá trình kiểm định.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thử nghiệm hàm lượng Formaldehyde trong ván gỗ
7. Bộ hồ sơ thực hiện chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf
Để được cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm như ván sợi (MDF), ván dăm, ván ghép thanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng chỉ định. Việc chuẩn bị hồ sơ đúng, đủ ngay từ đầu sẽ giúp quá trình đánh giá và cấp giấy chứng nhận diễn ra nhanh chóng, hạn chế sai sót hoặc yêu cầu bổ sung.
Dưới đây là danh mục hồ sơ cơ bản cần thiết để thực hiện chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF:
Danh mục hồ sơ cần chuẩn bị:
- Phiếu đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận (do OPACONTROL cung cấp và hướng dẫn hoàn thiện).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (hoặc đơn vị nhập khẩu nếu là hàng nhập khẩu).
- Bản mô tả sản phẩm: Ghi rõ loại sản phẩm (ván sợi, ván dăm, ván ghép thanh…), kích thước, quy cách, mục đích sử dụng, mã HS nếu có.
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (nếu có): Có thể là thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp hoặc catalogue kỹ thuật.
- Phiếu kết quả thử nghiệm: Do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện, dựa trên các chỉ tiêu bắt buộc theo quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD và các tiêu chuẩn tương ứng (TCVN 7753, TCVN 12445, TCVN 12446, TCVN 11899…).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (nội bộ) hoặc quy trình quản lý chất lượng sản phẩm:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Doanh nghiệp cần có kế hoạch kiểm soát chất lượng và được khuyến nghị có chứng nhận ISO 9001:2015.
- Trường hợp chưa có ISO, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện đánh giá đồng thời hệ thống chất lượng trong quá trình chứng nhận.
7. Tài liệu liên quan đến xuất xứ sản phẩm (nếu là hàng nhập khẩu): Bao gồm hợp đồng thương mại, hóa đơn, packing list, C/O (nếu có).
8. Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan: Ví dụ như kết quả giám sát định kỳ trước đó (nếu tái chứng nhận), các biên bản hợp tác, hồ sơ thử nghiệm bổ sung…
Lưu ý:
- Tùy từng trường hợp, hồ sơ có thể yêu cầu bổ sung thêm các tài liệu khác nhằm phục vụ mục đích xác minh thông tin hoặc kiểm soát rủi ro trong chứng nhận.
- OPACONTROL sẽ hướng dẫn cụ thể từng trường hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và đảm bảo tính hợp lệ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
8. Các câu hỏi thường gặp khi chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf
Trong quá trình thực hiện chứng nhận hợp quy, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu vật liệu gỗ công nghiệp thường có cùng những băn khoăn liên quan đến hồ sơ, chi phí, thời gian thực hiện. Dưới đây là phần tổng hợp những thắc mắc phổ biến nhất cùng lời giải đáp từ chuyên gia của OPACONTROL:

8.1. Chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng chỉ định. Một số tài liệu bắt buộc bao gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản mô tả chi tiết sản phẩm cần chứng nhận (loại, quy cách, mã HS…);
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình theo QCVN 16:2023/BXD;
- Hồ sơ quản lý chất lượng nội bộ hoặc chứng nhận ISO 9001 (nếu có);
- Các tài liệu kỹ thuật kèm theo như catalogue, hình ảnh sản phẩm;
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: bổ sung hợp đồng thương mại, hóa đơn, phiếu đóng gói (packing list), chứng từ CO/CQ…
OPACONTROL sẽ hướng dẫn và kiểm tra trước khi nộp để đảm bảo đầy đủ, hợp lệ.
8.2. Chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf là bao nhiêu?
Chi phí chứng nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại sản phẩm (ván MDF, ván dăm, hay ván ghép…);
- Số lượng mẫu cần thử nghiệm;
- Hình thức đánh giá (sản xuất trong nước hay nhập khẩu);
- Mức độ hỗ trợ doanh nghiệp cần trong việc xây dựng hồ sơ và công bố hợp quy.
Do vậy, để được báo giá chính xác và tối ưu nhất, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ OPACONTROL qua Hotline miễn phí: 1800.6464.38. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cụ thể và đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế của từng khách hàng.
8.3. Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván mdf là bao lâu?
Thông thường, nếu hồ sơ đã đầy đủ và sản phẩm đạt yêu cầu sau thử nghiệm, thời gian chứng nhận hợp quy tại OPACONTROL dao động khoảng 07–12 ngày làm việc (không tính thời gian bổ sung hoặc hiệu chỉnh hồ sơ nếu có).
Thời gian có thể rút ngắn hơn nếu doanh nghiệp đã có sẵn các chứng nhận ISO, báo cáo thử nghiệm hoặc có lịch lấy mẫu thuận lợi tại nhà máy/kho hàng.
Đối với sản phẩm nhập khẩu, thời gian thực hiện có thể nhanh hơn nhờ quy trình lấy mẫu tại cảng linh hoạt, hỗ trợ xử lý nhanh qua cổng dịch vụ công.
9. OPACONTROL – Đối tác uy tín trong chứng nhận hợp quy gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván MDF
Trung Tâm Thử Nghiệm và Kiểm Định Chất Lượng OPACONTROL được Bộ Xây Dựng chỉ định thực hiện việc thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng, số hiệu QCVN 16:2023/BXD.
- Trang thiết bị hiện đại: Phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thí nghiệm.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Kỹ thuật viên thử nghiệm với trình độ chuyên môn.
- Tận tâm với khách hàng: Hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp tận tình, đảm bảo dịch vụ chăm sóc tốt nhất, tự tin đứng hàng đầu về chất lượng dịch vụ trên thị trường và kèm theo sự hỗ trợ đầy đủ về các thủ tục pháp lý.
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
OPACONTROL ngoài chứng nhận hợp quy gạch xây dựng, gạch ốp lát nói riêng còn cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng khác nằm trong QCVN 16:2023/BXD. Quý Doanh Nghiệp có yêu cầu hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6464.38 hoặc email opa@opacontrol.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
Website: Opacontrol.com.vn
Hotline: 1800.6464.38
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/opacontrol/
Chứng nhận và công bố hợp quy là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao vị thế doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu pháp lý. Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ OPACONTROL, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm hoàn thiện thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm và đúng chuẩn.
Hãy liên hệ ngay với OPACONTROL để được tư vấn miễn phí và khởi động quy trình hợp quy hiệu quả!