Phương pháp xác định độ bền uốn của các vật liệu xây dựng
- Người viết: Namq lúc
- TIN TỨC
Xác định độ bền uốn là một trong những phương pháp thí nghiệm cơ học vật liệu được sử dụng rộng rãi hiện nay nhằm đánh giá độ bền của sản phẩm cũng như vật liệu dưới tác động của ngoại lực gây ra để đánh giá độ dẻo, độ võng của vật liệu dưới tác động của lực nén( máy nén). Tại bài viết này, hãy cùng OPACONTROL tìm hiểu về độ bền uốn là gì? phương pháp xác định độ bền uốn cùng với dịch vụ thí nghiệm độ bền uốn cho vật liệu xây dựng nhé.
1. Độ bền uốn là gì
Độ bền uốn (Flexural Strength) hay giới hạn bền khi uốn tĩnh là khả năng của một vật liệu chịu được lực uốn hoặc lực cong mà không bị gãy hoặc nứt. Đây là một đặc tính quan trọng để đánh giá độ bền của vật liệu khi phải chịu tải trọng không chỉ theo phương dọc mà còn theo phương ngang.
Xác định độ bền uốn là một thử nghiệm cơ học dùng để đánh giá khả năng của vật liệu chống lại sự biến dạng dẻo khi bị uốn( thường sử dụng máy kéo, máy nén). Trong quá trình kiểm tra, vật liệu sẽ chịu lực uốn cho đến khi bị hỏng hoặc phá vỡ. Mục tiêu chính của thử nghiệm này là xác định khả năng chịu lực của vật liệu dưới tác động của lực uốn mà không bị gãy, qua đó đánh giá độ bền và độ dẻo dai của vật liệu.
Test độ bền uốn tĩnh
2. Phương pháp xác định độ bền uốn
Tùy từng vật liệu, sản phẩm hay phương pháp thử khác nhau nên có rất nhiều cách xác định độ bền uốn. Tuy nhiên chúng tôi tóm tắt lại quy trình thử nghiệm độ bền uốn cơ bản nhất cho bạn tham khảo nhé.
- Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử, gia công mẫu theo đúng tiêu chuẩn- phương pháp thử được áp dụng
- Bước 2: Đo mẫu thử bằng thước kẹp với độ chính xác cao.
- Bước 3: Đặt mẫu thử nghiệm vào máy uốn, đảm bảo rằng bộ gá tương thích với mẫu, Thực hiện uốn trên máy và ghi lại lực uốn khi mẫu xảy ra hiện tượng gãy hoặc nứt( máy tự động dừng lực).
- Bước 4: Tính toán kết quả dựa trên công thức mà TCVN đưa ra.
Xác định độ bền uốn tấm thạch cao
3. Ý nghĩa của độ bền uốn tĩnh
Gỗ mdf, gạch óp lát, ngói gốm tráng men, các loại nhựa, kim loại, tấm thạch cao panel, tấm amiăng... đều cần được kiểm tra độ bền uốn tĩnh, đây là chỉ tiêu cơ lý vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả của vật liệu xây dựng trước khi đưa vào trong sản xuất và công trình xây dựng. Bởi thế xác định giới hạn bền khi uốn rất quan trọng.
- Đánh giá khả năng chịu lực: Độ bền uốn giúp đánh giá khả năng chịu lực của vật liệu trong các điều kiện tải trọng phức tạp hơn, không chỉ đơn giản là lực nén hay kéo.
- Ứng dụng trong xây dựng: Đặc biệt quan trọng đối với các vật liệu như bê tông, thép, gỗ, hoặc composite, khi chúng phải chịu các lực uốn trong các cấu kiện như dầm, sàn, cầu.
- Kiểm soát chất lượng: Độ bền uốn là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và các vật liệu kỹ thuật khác.
- Đáp ứng đầu vào công trình: Nhiều công trình xây dựng trước khi sử dụng vật liệu cần xác định chính xác, cụ thể là có giấy kết quả thử nghiệm độ bền uốn. Các đơn vị cung cấp vật liệu thường tìm đến chúng tôi thực hiện.
Nhìn chung, độ bền uốn là chỉ số quan trọng giúp đảm bảo vật liệu có thể chịu được các tải trọng phức tạp và duy trì tính toàn vẹn của kết cấu trong các điều kiện làm việc thực tế.
4. Dịch vụ thử nghiệm độ bền uốn của vật liệu xây dựng
Xác định thành phần hạt của vật liệu xây dựng
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438