Bảng tra cường độ chịu nén của bê tông chính xác nhất theo TCVN
- Người viết: Namq lúc
- TIN TỨC
Cường độ chịu nén là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong thí nghiệm bê tông, đặc biệt là trong xây dựng các kết cấu chịu lực cao như móng, cột, dầm, sàn. Bài viết này OPACONTROL sẽ cung cấp bảng tra cường độ chịu nén của bê tông phổ biến, giúp bạn dễ dàng tra cứu và lựa chọn bê tông phù hợp với từng hạng mục công trình. Đây cũng là bảng để bạn quy đổi mác bê tông ra mpa chính xác.
1. Cường độ chịu nén của bê tông là gì?
Đo cường độ nén bê tông
Cường độ chịu nén của bê tông (compressive strength) là khả năng của bê tông chịu được áp lực trước khi bị phá hủy. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và độ bền của bê tông trong xây dựng. Cường độ chịu nén của bê tông phụ thuộc vào tỷ lệ phối trộn giữa xi măng, cát, đá và nước, cũng như quy trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
Cường độ chịu nén của bê tông được đo bằng MPa (megapascal) hoặc N/mm² (newton trên mm²), thường được xác định bằng cách nén mẫu bê tông đã được bảo dưỡng trong 28 ngày.
Căn cứ vào khả năng chịu nén người ta định ra mác của bê tông. Mác bê tông theo cường độ chịu nén được ký hiệu bằng chữ M là đại lượng cơ bản phổ biến nhất của bê tông, biểu thị cho cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày, sử dụng để thiết kế cấp phối, thiết kế, tính toán kết cấu cho các công trình xây dựng.
Tham khảo tại: Cường độ nén của bê tông
2. Tại sao cần tra cứu cường độ chịu nén của bê tông?
Việc tra cứu cường độ chịu nén của bê tông giúp:
- Đảm bảo an toàn kết cấu công trình: Mỗi hạng mục công trình đòi hỏi cường độ chịu nén khác nhau để chịu được tải trọng yêu cầu.
- Chọn loại bê tông phù hợp: Bảng tra cường độ giúp kỹ sư và nhà thầu chọn loại bê tông đạt chuẩn cho từng bộ phận công trình như móng, cột, dầm.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng: Các công trình xây dựng phải tuân thủ quy định về cường độ chịu nén theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảng tra cường độ nén bê tông
Pha trộn bê tông
Dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng đến cấp độ bền của bê tông:
- Tỷ lệ pha: Tỷ lệ giữa các thành phần như xi măng, cát, sỏi và nước tác động lớn đến cường độ của bê tông.
- Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu phải đạt chuẩn về chất lượng và độ tinh khiết để đảm bảo cường độ chịu nén.
- Quá trình trộn: Thời gian, phương pháp và công nghệ trộn đều ảnh hưởng đến tính đồng nhất và cường độ của bê tông.
- Tuổi bê tông: Cường độ bê tông tăng theo thời gian nhưng sẽ chậm lại sau một thời điểm nhất định.
- Quá trình thử nghiệm: Đảm bảo tuân thủ đúng tiêu chuẩn thử nghiệm để có kết quả chính xác về cường độ.
- Quá trình chưng cứng: Bảo dưỡng đúng cách giúp bê tông phát triển cường độ và các đặc tính cơ học tốt.
Tham khảo: Cách xác định cường độ nén của vlxd
4. Bảng tra cường độ chịu nén của bê tông theo mác
Bê tông được phân loại theo mác bê tông, là chỉ số thể hiện cường độ chịu nén của nó. Mác bê tông thường gặp bao gồm M100, M200, M250, M300, M350, M400, và M500. Dưới đây là bảng tra cường độ chịu nén của bê tông với các mác phổ biến:
Cấp độ bền (B) | Mác bê tông (M) | Cường độ chịu nén (MPa) |
---|---|---|
B3.5 | 50 | 4.5 |
B5 | 75 | 6.42 |
B7.5 | 100 | 9.63 |
B10 | - | 12.84 |
B12.5 | 150 | 16.05 |
B15 | 200 | 19.27 |
B20 | 250 | 15.69 |
B22.5 | 300 | 28.9 |
B25 | - | 32.11 |
B27.5 | 350 | 32.32 |
B30 | 400 | 38.53 |
B35 | 450 | 44.95 |
B40 | 500 | 51.37 |
B45 | 600 | 57.8 |
B50 | - | 64.22 |
B55 | 700 | 70.64 |
B60 | 800 | 77.06 |
B65 | - | 83.84 |
B70 | 900 | 89.9 |
B75 | - | 96.33 |
B80 | 1000 | 102.75 |
Chú thích: Những ô trống "-" ở cột "Mác bê tông (M)" cho biết không có mác bê tông tương ứng trực tiếp với cấp độ bền đó.
Lưu ý: Mác bê tông là (M), Cấp độ bền là (B).
Cấp độ bền của bê tông được xác định nhờ vào kết quả nén mẫu bê tông hình trụ. Tức là thay vì trước đây, người ta dùng mẫu lập phương thì hiện tại sử dụng mẫu hình trụ thay thế
Trong xây dựng, các mẫu bê tông thường phải chịu nhiều loại lực tác động như: lực trượt, lực kéo, lực uốn và lực nén. Trong số đó, khả năng chịu nén của bê tông vượt trội nhất. Chính vì vậy, khả năng chịu nén thường được sử dụng như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của vật liệu này - đó chính là mác bê tông.
Bạn cũng có thể dùng bảng này để quy đổi mác bê tông ra mpa. Đây là cách quy đổi mác bê tông ra mpa thông dụng và nhanh nhất.
6. Ứng dụng của từng loại bê tông theo cường độ chịu nén
- Mác M100 - M200: Phù hợp cho các công trình nhỏ, không yêu cầu chịu lực cao, như lót sàn hoặc các kết cấu phụ.
- Mác M250 - M300: Được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà dân dụng, trường học, bệnh viện với kết cấu cột, dầm, tường chịu lực vừa phải.
- Mác M350 - M400: Phù hợp cho các công trình lớn, yêu cầu độ bền cao như nhà cao tầng, cầu đường, hoặc các kết cấu công trình chịu tải lớn.
- Mác M500 trở lên: Sử dụng trong các công trình đặc biệt, yêu cầu chịu tải rất lớn, thường là các công trình công nghiệp nặng, cầu cạn, và công trình giao thông trọng điểm.
Bảng tra cường độ chịu nén của bê tông là công cụ hữu ích giúp kỹ sư, thử nghiệm viên và nhà thầu có thể lựa chọn loại bê tông phù hợp cho từng hạng mục công trình, đảm bảo độ bền và an toàn lâu dài. Việc tuân thủ đúng cường độ chịu nén cần thiết theo mác bê tông sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong thi công và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cho công trình.
Máy nén bê tông
Tại OPACONTROL, chúng tôi có phòng thí nghiệm chuyên về vật liệu xây dựng cung cấp dịch vụ thí nghiệm bê tông không chỉ với chỉ tiêu cường độ nén mà cường độ uốn, thời gian đông kết, sai lệch kích thước, độ bền nén, độ hút nước, độ thấm nước....Quý khách có nhu cầu vùi lòng liên hệ 1800 646438 để được tư vấn nhé.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438