Thử nghiệm vật liệu xây dựng nào làm đầu vào cho công trình

Để hoàn thiện một công trình cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chính vì vậy để đảm bảo chất lượng công trình cần tiến hành nghiệm thu vật liệu đầu vào, tùy theo chủng loại, yêu cầu bắt buộc phải có là chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất lượng. Các loại vật liệu có thể thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý thông thường thì phải mang đi thí nghiệm. OPACONTROL đưa ra một số thử nghiệm vật liệu đầu vào bắt buộc để khách hàng tham khảo.

Hợp quy ván gỗ nhân tạo

Độ bền trong thử nghiệm vật liệu xây dựng

1. Các quy định thử nghiệm vật liệu đầu vào hiện nay

Thử nghiệm vlxd

 

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, mọi nguyên vật liệu trước khi đưa vào thi công đều phải qua kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Thông qua kiểm tra mới biết được mức độ phù hợp của nguyên vật liệu đối với yêu cầu chất lượng công trình. Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào gồm những giấy tờ sau:

  • Bảng liệt kê vật liệu kèm catalog, thông số kỹ thuật, mẫu vật cụ thể, thương hiệu. Sau khi tiến hành kiểm tra biên bản vật liệu, chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn giám sát sẽ tiến hành phê duyệt và đối chiếu theo các điều khoản có trong hợp đồng;
  • Phiếu yêu cầu và biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng;
  • Một số tài liệu đính kèm theo. 

Ngoài những quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến từng loại vật liệu, một số văn bản pháp lý sau quy định cho công việc nghiệm thu đầu vào vật tư vật liệu cho công trình như:

  • Luật xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18-6-2014;
  • Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12-5-2015 chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thiết kế, thi công, khảo sát, bảo trì và giải quyết sự cố;
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18-6-2015 và Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5-4-2016 chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26-10-2016 của bộ xây dựng quy định chi tiết về quản lý chất lượng, bảo trì công trình.

2. Các tiêu chuẩn thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu đầu vào của công trình

Những vật liệu quan trọng cần nghiệm thu đầu vào công trình như: Cát, đá, xi măng, thép, bê tông, vữa, gạch xây. Ngoài ra, một số vật liệu hoàn thiện cũng được kiểm định với số lượng tùy theo yêu cầu của công trình hoặc chủ đầu tư như: Sơn, gạch ốp lát, kính xây dựng, gỗ, ống nước, ống điện,...

2.1. Tiêu chuẩn nghiệm thu xi măng

a. Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn liên quan: TCVN 6260:2009; TCVN 2682:2009​. Trong đó tiêu chuẩn TCVN 6260:2020 là yêu cầu kỹ thuật đánh giá chất lượng xi măng.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu: Với khối lượng xi măng nhập về nhỏ hơn 40 tấn cần lấy 2 mẫu, mỗi mẫu gồm 20kg để thí nghiệm. 

Mẫu xi măng

Hình 1: Mẫu xi măng kiểm tra chất lượng đầu vào

Yêu cầu:

  • Phải lấy mẫu nghiệm thu rải rác ở nhiều bao xi măng khác nhau để đảm bảo được tính chính xác. Lấy 2 mẫu và thử nghiệm một mẫu, mẫu còn lại lưu và đối chứng khi cần. Lưu ý: mẫu lưu giữ lại trong 60 ngày, không có khiếu nại sẽ bị hủy;

  • Khi bắt đầu nhập xi măng về công trường đại diện bên A, bên B cùng nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được để trong hộp kín tránh nước, tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi khô ráo;

  • Mỗi mẫu thí nghiệm phải được tiến hành kiểm tra ít nhất 5 chỉ tiêu trong TCVN 6260-2009.

Xem thêm: Thử nghiệm các loại xi măng

​2.2. Tiêu chuẩn nghiệm thu cát

a. Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn liên quan: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006, TCXD 127-1985​. Cát xây dựng được đánh giá chất lượng yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.

​b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu: Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg. Khối lượng mẫu thí nghiệm cho từng chỉ tiêu được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 - Khối lượng mẫu cần thiết để xác định từng phép thử cốt liệu nhỏ

Tên phép thử

Khối lượng một mẫu thí nghiệm
(kg)

1. Xác định thành phần thạch học

Đảm bảo khối lượng mẫu đối với từng cỡ hạt theo TCVN 7572-3: 2006

2. Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước

0,03

3. Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng

Từ 5 đến 10 (tùy theo hàm lượng sỏi chứa trong cát)

4. Xác định độ ẩm

1

5. Xác định thành phần hạt

2

6. Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét

0,5

7. Xác định tạp chất hữu cơ

0,25

Yêu cầu:

  • Lấy mẫu rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, gộp lại và trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm;

  • Các chỉ tiêu yêu cầu: Thành phần hạt, modul độ lớn, hàm lượng tạp chất, hàm lượng ion clo, phản ứng kiềm silic.

Hình 2: Kiểm tra thành phần hạt của cát

Xem thêm: Thử nghiệm cát tự nhiên cho bê tông và vữa

2.3. Tiêu chuẩn nghiệm thu đá dăm (sỏi) dùng trong bê tông​

​​​a. Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn liên quan: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006​. Đá dăm (sỏi) gọi chung là cốt liệu lớn được đánh giá chất lượng theo TCVN 7570:2006.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu đá dăm (sỏi) thí nghiệm: Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 02 mẫu thử với khối lượng mỗi mẫu lấy theo bảng 2. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, gộp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.​

Bảng 2 - Khối lượng mẫu thí nghiệm kiểm tra của cốt liệu lớn

Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu (mm)

Khối lượng mẫu ban đầu (kg)

10

2,5

20

5,0

40

10,0

70

15,0

Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm tra: Thành phần hạt cốt liệu lớn, hàm lượng bụi bùn sét, cường độ nén dập trong xi lanh, hàm lượng hạt thoi dẹt, hàm lượng tạp chất hữu cơ, hàm lượng ion clo, khả năng phản ứng kiềm – silic.

2.4. Tiêu chuẩn nghiệm thu thép

a. Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn liên quan: TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6285-1997​. Trong đó TCVN 1651:2018 là tiêu chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật của thép.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra. Tuy nhiên mẫu thử nghiệm được lấy ngẫu nhiên từ nhiều loại khác nhau, mỗi loại 3 thanh có độ dài từ 50 – 80 cm.

Nghiệm thu chất lượng thép cần kiểm tra các chỉ tiêu giới hạn chảy, độ bền, giãn dài, đường kính thực, sai lệch khối lượng.

Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn thép xây dựng

hợp chuẩn thép

Hình 3: Thép xây dựng

​2.5. Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch

a. Tiêu chuẩn áp dụng

- Đối với gạch đất sét nung: Tiêu chuẩn áp dụng là TCVN 1450:2009 và TCVN 1451:1998.

- Đối với gạch xi măng cốt liệu, áp dụng TCVN 6477:2016.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu:

- Gạch đất sét nung: Với 50.000 viên gạch sẽ lấy 30 viên gạch bất kỳ để làm mẫu thử. Tiêu chí đánh giá là cường độ nén, độ uốn, kiểm tra kích thước, hình dạng, độ hút nước...

​- Đối với gạch xi măng cốt liệu: Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô.

Tiêu chí đánh giá: cường độ, độ rỗng, độ hút nước, độ thấm nước, sai lệch kích thước và kiểm tra khuyết tật...

2.6. Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

a. Tiêu chuẩn áp dụng

Tiêu chuẩn để nghiệm thu bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 và TCVN 3105:1995. Trong đó TCVN 3105:1995 là yêu cầu kỹ thuật chất lượng bê tông.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu:

  • Đối với cấu kiện dầm, sàn cứ 20m3 bê tông sẽ lấy 01 tổ mẫu kiểm tra.

  • Đối với bê tông khối lớn cứ 50m3 bê tông sẽ lấy 01 tổ mẫu kiểm tra.

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm ba viên mẫu được đúc từ hỗn hợp bê tông lấy cùng một lúc và ở cùng chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mmx150mm.

Yêu cầu thí nghiệm: chủ yếu kiểm tra cường độ nén bê tông theo các tuổi ngày quy định. Ngoài ra nếu có yêu cầu khác hoặc các loại bê tông đặc thù trong môi trường đặc biệt sẽ được kiểm tra thêm các chỉ tiêu theo thỏa thuận.

2.7. Tiêu chuẩn nghiệm thu vữa

a. Tiêu chuẩn áp dụng

TCVN 4314:2003 là tiêu chuẩn được áp dụng cho nghiệm thu vữa xây dựng.

b. Phương pháp kiểm tra

Quy cách lấy mẫu: Hiện nay chưa có tiêu chuẩn nào quy định cụ thể quy cách lấy mẫu vữa trong công trình. Vì vậy mỗi hạng mục vữa xây sẽ được lấy số tổ mẫu theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và thi công, giám sát để nghiệm thu chất lượng.

Chỉ tiêu chất lượng vữa cần kiểm tra quan trọng nhất là cường độ nén ở các tuổi ngày quy định. Ngoài ra nếu có yêu cầu khác hoặc đặc thù loại vữa sử dụng sẽ được kiểm tra thêm các chỉ tiêu theo thỏa thuận.

Xem thêm: Thử nghiệm vữa xây dựng 

3. Opacontrol là Trung tâm thử nghiệm vật liệu xây dựng uy tín

OPACONTROL có hoạt động chính là các thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận các loại vật liệu xây dựng với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

  • Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thử nghiệm viên có trình độ cao, được đào tạo và nâng cao tay nghề theo định kỳ, nhiều năm kinh nghiệm;

  • Cung cấp mọi thủ tục, hồ sơ, chi phí rõ ràng, hợp lý và sẵn sàng hỗ trợ, thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời.

Nếu Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ chứng nhận, thử nghiệm vật liệu hãy liên hệ với Opacontrol để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng nhất. Liên hệ ngay qua hotline 1800.646480 hoặc thông tin dưới đây: 

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

Hotline: 1800.646480

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang