Các chỉ tiêu quan trọng trong thử nghiệm vữa xây dựng

Vữa xây dựng nói chung được sử dụng trong tô, trát, láng, ốp, hoàn thiện… các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngoài tác dụng tạo thẩm mỹ, vữa xây dựng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các kết cấu bên trong của công trình đó. Chính vì vậy việc thử nghiệm vữa xây dựng là yêu cầu rất cần thiết để bảo bảo chất lượng toàn bộ công trình cũng như tiến độ thi công xây dựng.

Độ bền trong thử nghiệm vật liệu xây dựng

Thử nghiệm cường độ nén nguội bê tông theo ASTM C33

1. Tại sao cần phải thử nghiệm vữa xây dựng

Tầm quan trọng của thử nghiệm vữa xây dựng

Tầm quan trọng của thử nghiệm vữa xây dựng

Sử dụng vữa có chất lượng đạt tiêu chuẩn sẽ đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho công trình. Vữa không đạt chất lượng sẽ làm giảm khả năng gắn kết các bộ phận gây mất độ an toàn trong quá trình thi công và sử dụng. 

Bên cạnh đó vữa còn là thành phần có ảnh hưởng quan trọng nhất tới khả năng chống thấm của các kết cấu trong công trình. Vữa kém chất lượng sẽ khiến cho các tác nhân từ ngoài môi trường như nước mưa, nước sinh hoạt... có thể thấm vào sâu trong cấu trúc của kết cấu công trình như tường, dầm, cột, sàn, kết cấu thép... gây co nở nhất định ảnh hưởng tới chất lượng toàn bộ hệ thống. 

Các kết cấu tường, sàn... bị thấm làm hỏng đồ đạc cùng với ẩm mốc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bên trong căn nhà. Về lâu dài còn gây ra sự bong tróc, nứt, nở tường, gây khó chịu, bất tiện cho người sử dụng.

Do đó việc kiểm định chất lượng vữa xây dựng trong quá trình thi công công trình là vô cùng cần thiết. Vậy các chỉ tiêu quan trọng nào của vữa xây dựng cần được kiểm tra khắt khe? Hãy cùng OPACONTROL làm rõ vấn đề này.

2. Các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với vữa xây dựng

2.1 Phương pháp thử

Phương pháp thử vữa xây dựng được quy định trong TCVN 3121:2022.

  • TCVN 3121-1:2022, Phần 1: Xác định kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;
  • TCVN 3121-3:2022, Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi;
  • TCVN 3121-6:2022, Phần 6: Xác định khối lượng thể tích của vữa tươi;
  • TCVN 3121-8:2022, Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động;
  • TCVN 3121-9:2022, Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi;
  • TCVN 3121-10:2022, Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn;
  • TCVN 3121-11:2022, Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đóng rắn;
  • TCVN 3121-12:2022, Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đóng rắn trên nền;
  • TCVN 3121-17:2022, Phần 17: Xác định hàm lượng ion chloride hòa tan trong nước;

2.2 Yêu cầu kỹ thuật

Vữa xây dựng thông thường cần đảm bảo đạt các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4314:2022.

Bảng 1: Các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi

Tên chỉ tiêu

Loại vữa

Xây

Hoàn thiện

Thô

Mịn

1. Kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax), không lớn hơn

5

2,5

1,25

2. Độ lưu động (phương pháp bàn dằn), mm,

– Vữa thường

– Vữa nhẹ

 

165 – 195

145 – 175

 

175 – 205

155 – 185

 

175 – 205

155 – 185

3. Khả năng giữ độ lưu động, % không nhỏ hơn

– Vữa không có vôi và đất sét

– Vữa có vôi hoặc đất sét

65

75

65

75

65

75

4. Thời gian bắt đầu đông kết, phút, không nhỏ hơn

150

150

150

5. Hàm lượng ion clo trong vữa, %, không lớn hơn

0,1

0,1

0,1

Vữa đóng rắn có các mác và cường độ chịu nén sau 28 ngày dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được quy định ở bảng 2.

Bảng 2: Cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày đêm dưỡng hộ ở điều kiện chuẩn

Mác vữa

M 1,0

M 2,5

M 5,0

M 7,5

M 10

M 15

M 20

M 30

Cường độ chịu nén trung bình, tính bằng MPa (N/mm2), không nhỏ hơn

1,0

2,5

5,0

7,5

10

15

20

30

 

Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4313:2003

3. Các chỉ tiêu quan trọng trong thử nghiệm vữa xây dựng

Theo quy định, vữa xây dựng thông thường cần đảm bảo đạt 6 chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN 4314:2022 (Phần 2.2). Trong đó đối với tất cả các công trình thì chỉ tiêu quan trọng nhất bắt buộc kiểm tra thường xuyên là: Cường độ nén của mẫu vữa đã đóng rắn.

Bên cạnh đó tùy từng công trình có những yêu cầu đặc biệt áp dụng cho từng loại kết cấu có thể có yêu cầu kiểm định cụ thể một số chỉ tiêu riêng.

OPACONTROL đưa ra 2 chỉ tiêu quan trọng của vữa đối với một số sản phẩm có yêu cầu đặc biệt là cường độ bám dínhđộ giãn nở

3.1 Cường độ bám dính của vữa gốc xi măng

Máy thử cường độ bám dính

Máy thử cường độ bám dính

Tính bám dính của vữa là khả năng liên kết của vữa với bề mặt của gạch, mặt trát, ốp, láng… Tùy từng loại vật liệu sử dụng mà vữa cần được kiểm tra cường độ bám dính để đảm bảo tuổi thọ công trình, tránh bong, rộp, nứt...

Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của chất kết dính và tỷ lệ pha trộn. Quá trình thi công phải đảm bảo phải cân đong đủ liều lượng vật liệu thành phần, phẩm chất của vật liệu phải đảm bảo tốt đồng thời vữa phải được trộn đồng nhất. Ngoài ra tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của vật liệu xây, mặt trát, láng, lát, ốp.

Tùy vào yêu cầu của sản phẩm và đối tượng thử nghiệm là loại vật liệu nào để áp dụng tiêu chuẩn phù hợp tương ứng.

a. Vữa dùng cho gạch ốp lát

Phương pháp thử cường độ bám dính của vữa dùng cho gạch ốp lát được áp dụng theo TCVN 7899:2008 (Tham khảo ngày bài viết thử cường độ bám dính của keo dán gạch theo TCVN 7899-2:2009).

Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa dán gạch ốp lát đảm bảo thỏa mãn TCVN 336:2005. Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa trộn sẵn được chế tạo từ xi măng poóc lăng, bột khoáng thiên nhiên và phụ gia polyme, được sử dụng để dán gạch ốp lát.

Bảng 3. Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa dán gạch ốp lát

TT

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

1

Độ mịn (phần còn lại trên sàng 0,3mm)

≤ 7%

2

Cường độ bám dính sau 28 ngày

≥ 0.5 N/mm2

3

Cường độ bám dính sau khi ngâm nước

≥ 0.5 N/mm2

4

Cường độ bám dính sau lão hoá nhiệt

≥ 0.5 N/mm2

5

Cường độ bám dính sau 25 chu kỳ tan băng

≥ 0.5 N/mm2

6

Cường độ bám dính

≥ 0.5 N/mm2

7

Thời gian công tác

≥ 20 phút

8

Độ trượt

≤ 0.5 mm

 

Xem thêm: Thử nghiệm vữa, keo dán gạch ốp lát

b. Vữa cho bê tông nhẹ

Đối vữa sử dụng cho bê tông nhẹ, phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật được áp dụng theo TCVN 9028:2011.

Bảng 4 – Cường độ bám dính của vữa cho bê tông nhẹ

Tên chỉ tiêu

Mác vữa

M2,5

M5,0

M7,5

M10

M12,5

Cường độ bám dính, MPa (N/mm2), không nhỏ hơn

Không quy định

0,4

c. Các kết cấu khác

Ngoài ra, để kiểm tra cường độ bám dính vữa đối với các kết cấu khác tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm, có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • TCVN 3121-12:2003 - Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền;
  • TCVN 9349:2012 - Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng- Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính nền;
  • TCVN 9491:2012 - Bê tông - Xác định cường độ kéo bề mặt và cường độ bám dính bằng kéo trực tiếp - Phương pháp kéo đứt.

Tùy theo loại sản phẩm và yêu cầu công trình khác nhau, cường độ bám dính của vữa sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.

3.2 Tính co nở

Sơ đồ xác định sự thay đổi chiều cao

Sơ đồ thí nghiệm xác định sự thay đổi chiều cao cột vữa

Thay đổi chiều dài mẫu vữa

Sơ đồ thí nghiệm xác định sự thay đổi chiều dài mẫu vữa

Với đặc tính không đồng đều chất lượng, thời gian thi công lâu,... đặc biệt trong một số trường hợp yêu cầu cao về chất lượng cũng như độ khắt khe khi thi công và tính co nở thì vữa xây dựng thông thường không còn đáp ứng được nữa, thay vào đó người ta sử dụng vữa không co.

Vữa không co có khả năng chịu lực tốt phù hợp với nhiều công trình. Với tính năng rót tự chảy, điền đầy khuôn, có thể thiết kế cấp phối để đạt cường độ nén cao. Vữa không co được sử dụng nhiều trong thi công sửa chữa các vết nứt cầu, tường, trần, mái và chống thấm sàn... Góp phần làm tăng độ bền cho các công trình xây dựng.

Tính co nở của vữa không co được đánh giá qua hai chỉ tiêu:

  • Xác định thay đổi chiều cao cột vữa trong quá trình đông kết;
  • Xác định sự thay đổi chiều dài của mẫu vữa đóng rắn.

Phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật được quy định trong TCVN 9204:2012 – Vữa xi măng khô trộn sẵn không co.

Tham khảo: Phương pháp xác định độ co ngót bê tông

Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật của vữa xi măng không co

Tên chỉ tiêu

Loại vữa

VA

VB

VC

1. Thay đổi chiều cao cột vữa tại lúc kết thúc đông kết so với chiều cao ban đầu, %

 

 

 

- Tối đa

+ 4,0

-

+ 4,0

- Tối thiểu

0

-

0

2. Thay đổi chiều dài mẫu vữa đóng rắn ở các tuổi 1, 3, 7,14 và 28 ngày; mm/m

 

 

 

- Tối đa

-

+ 3

+ 3

- Tối thiểu

0,00

0,00

0,00

4. Kết luận

Trên đây là những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng liên quan đến vữa xây dựng. OPACONTROL là tổ chức Thử nghiệm - Chứng nhận và Kiểm định chất lượng luôn sẵn sàng giải đáp và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các loại sản phẩm, hàng hóa, vật liệu. 

Nếu bạn có nhu cầu thử nghiệm vữa xây dựngchứng nhận hợp chuẩn vữa, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646480 để tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhất.

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646480

 
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang