- Trang chủ
- Chứng Nhận Hợp Chuẩn Vật Liệu Xây Dựng
- Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4314:2003
Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4314:2003
✅ Thời gian nhanh chóng, như cam kết
✅ Công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch
✅ Chi phí hợp lý, báo giá chi tiết
✅ Thông tin khách hàng bảo mật tuyệt đối
✅ Dịch vụ uy tín trên toàn quốc
Theo TCVN 4314:2003 được ban hành ngày 21/07/2003 thì chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng đã được Bộ Khoa Học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn 4314 này chỉ được sử dụng cho vữa có chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng. Còn loại vữa khác như: Vữa chống phóng xạ, vữa chịu axit, vữa không co ngót... không áp dụng. Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn cũng như dịch vụ chứng nhận vữa xây dựng này, Opacontrol chia sẻ một số thông tin hữu ích dưới đây.
1. Vữa xây dựng là gì
Vữa xây dựng
Vữa xây dựng là loại nguyên vật liệu hỗn hợp được kết hợp từ quá trình trộn lẫn của cốt liệu, phụ gia và nước theo tỉ lệ nhất định hay nói cách khác là hỗn hợp của xi măng, cát xây dựng và nước. Bản thân vữa là do con người tác động trộn nhân tạo để các loại nguyên liệu đó kết dính vào với nhau nhằm đáp ứng mục đích sử dụng của con người.
Tỉ lệ có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Vữa sau khi đông kết có khả năng chịu lực tốt và kết dính giữa các cấu kiện xây dựng khác dùng trong công trình xây dựng, nhà ở,...
Dịch vụ: Chứng nhận hợp chuẩn vlxd khác
a. Phân loại vữa
Theo chất kết dính
- Để tạo ra vữa thì cần các chất kết dính vô cơ. Các loại vật liệu hay sử dụng là xi măng pooc lăng, pooc lăng hỗn hợp, thạch cao xây dựng,...
- Chất kết dính là sản phẩm có thể kết nối 2 bề mặt tương tự nhau tạo thành khối, theo đó ta có các loại sau: vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao, vữa hỗn hợp.
Theo khối lượng thể tích
- Vữa nặng KLR > 1500kg/m3
- Vữa nhẹ KLR < 1500kg/m3
(KLR ở đây là khối lượng thể tích)
Theo công dụng
- Vữa được phân loại theo công dụng bao gồm: vữa trát, vữa xây, vữa ốp lát, vữa trang trí
- Một số loại khác: vữa chống thấm, vữa chịu nhiệt độ cao, vữa chịu độ mặn…
2. Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng
Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng là hoạt động để đánh giá và xác nhận sản phẩm cụ thể là vữa có đủ tiêu chuẩn phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4314:2003.
Việc đánh giá này nhằm phân loại, đánh giá vữa trong lĩnh vực xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
a. Đối tượng nào phải chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng?
Ngày 21/07/2003, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng TCVN 4314:2003. Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt như: vữa chống phóng xạ, vữa xi măng - polyme, vữa chịu axit, vữa không co ngót,...
b. Tại sao cần chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng?
Mong muốn của doanh nghiệp/tổ chức đang kinh doanh/sản xuất loại sản phẩm này đều muốn hướng tới lợi ích chung là tiêu thụ hợp pháp và được công nhận trên thị trường. Vì vậy, bước đầu tiên là chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm này để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất - nhập khẩu. Khi có chứng nhận, doanh nghiệp/ tổ chức sẽ có bằng chứng thừa nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn nên sản phẩm được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
c. Lợi ích khi thực hiện hợp chuẩn vữa xây dựng
Doanh nghiệp khi tiến hành đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn vữa sẽ:
Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm
Tiết kiệm chi phí do hạn chế được sản phẩm lỗi, hỏng trong quá trình giao nhận, đấu thầu
Mở rộng cơ hội trên thị trường
Đẩy mạnh hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp
Giá trị sản phẩm được nâng cao
Sản phẩm phù hợp về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước
3. Dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4314:2003
a. Thủ tục chứng nhận
Đối với chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng có 2 phương thức:
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (giá trị 3 năm)
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá (giá trị cho lô hàng)
b. Quy trình chứng nhận
9 Quy trình xin giấy chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng
♦ Tiếp xúc ban đầu
Doanh nghiệp/ tổ chức cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu cho đơn vị chứng nhận để đăng ký chứng nhận hợp chuẩn
Bên đơn vị thứ 3 sẽ trao đổi, tư vấn về chi phí, hồ sơ, thủ tục, giấy tờ cần thiết để phục vụ việc chứng nhận
♦ Đăng ký chứng nhận
Căn cứ vào các thông tin bước 1, sẽ tiến hành soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết để tiến hành ký kết hợp đồng
♦ Lên kế hoạch đánh giá
Đội ngũ chuyên gia - kỹ thuật viên sẽ lên kế hoạch tư vấn chi tiết về chứng nhận sao cho phù hợp với yêu cầu của khách
♦ Đánh giá tại tổ chức
Đội ngũ chuyên gia - kỹ thuật viên sẽ lên kế hoạch tư vấn đánh giá kỹ thuật, máy móc, con người… tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm vữa xây dựng
♦ Thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm tại phòng thí nghiệm với phương pháp thử:
- Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (TCVN 3121-1:2003)
- Xác định độ lưu động (TCVN 3121-3:2003)
- Xác định khả năng giữ độ lưu động (TCVN 3121-8:2003)
- Xác định thời gian bắt đầu đông kết (TCVN 3121-9:2003)
- Xác định cường độ chịu nén (TCVN 3121-11:2003)
- Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn (TCVN 3121-10:2003)
- Xác định khối lượng ion clo trong vữa (TCVN 3121-17:2003)
♦ Thẩm xét hồ sơ
Bộ phận kỹ thuật tiến hành thẩm xét, kiểm tra hồ sơ đánh giá của Quý tổ chức
♦ Cấp giấy chứng nhận
Cấp giấy chứng nhận cho tổ chức/doanh nghiệp có thời gian hiệu lực theo phương thức lựa chọn
♦ Đánh giá định kỳ
Sau khi chứng nhận hết hiệu lực, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục tái đánh giá chứng nhận. Cuộc tái đánh giá diễn ra tương tự như lần đánh giá đầu tiên
c. Chi phí chứng nhận
Chi phí dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng bao gồm
- Chi phí chứng nhận
- Chi phí đánh giá giám sát
- Chi phí thẩm định đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng
- Chi phí thử nghiệm sản phẩm…
Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy mô,... mà chi phí chứng nhận hợp chuẩn cũng có sự khác nhau.
4. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng OPACONTROL
Tổ chức chứng nhận Opacontrol được chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp chuẩn vữa theo TCVN 4314:2003 theo quyết định số 145/CNĐKCN-BXD do Bộ Xây Dựng cấp ngày 30/06/2020. Với:
- Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;
- Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Quyền lợi khách hàng khi đăng ký hợp chuẩn tại Opacontrol
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan đến chứng nhận của khách hàng
- Hỗ trợ về giá trị chứng nhận của khách khi sử dụng dịch vụ của Opacontrol
- Hỗ trợ chi phí tối ưu, phù hợp với nhu cầu và mục đích của khách
- Hỗ trợ quảng bá hình ảnh công ty trên website opacontrol.vn hoặc opacontrol.com.vn
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác
- Hỗ trợ thủ tục công bố sản phẩm trên các cơ quan có thẩm quyền
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438