Việc sử dụng sơn trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng ngày càng phổ biến, kéo theo mối lo ngại về các thành phần hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Trong đó, hàm lượng chì trong sơn là một yếu tố được đặc biệt quan tâm. Nhằm kiểm soát và hạn chế nguy cơ phơi nhiễm chì, Bộ Công Thương đã ban hành QCVN 08:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn. Theo quy chuẩn này, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sơn bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Cùng tìm hiểu về quy trình, thủ tục chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn trong bài viết bên dưới nhé.
1. Hàm lượng chì trong sơn là gì?
Hàm lượng chì trong sơn là chỉ số thể hiện lượng chì kim loại (Pb) có trong thành phần của sơn, thường được tính theo đơn vị mg/kg hoặc phần trăm khối lượng. Dù từng được sử dụng phổ biến để tăng độ bám dính, độ bền màu và khả năng chống chịu thời tiết, chì lại là chất độc hại, có thể gây tổn thương thần kinh, đặc biệt nghiêm trọng với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Nhận thức được mức độ nguy hiểm đó, nhiều quốc gia – trong đó có Việt Nam – đã ban hành các giới hạn nghiêm ngặt về hàm lượng chì trong sơn. Cụ thể, theo QCVN 08:2020/BCT, các sản phẩm sơn sản xuất và nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy về hàm lượng chì, với mức tối đa cho phép hiện nay là 600 mg/kg, và sẽ giảm còn 90 mg/kg sau thời gian chuyển tiếp. Đây là bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.

2. Chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn là gì?
Chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận rằng sản phẩm sơn do doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn theo quy định tại QCVN 08:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng chì tối đa cho phép trong sơn.
Mục tiêu của chứng nhận nhằm:
- Kiểm soát các sản phẩm sơn lưu thông trên thị trường không vượt quá ngưỡng chì cho phép.
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do kim loại nặng.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giúp thuận lợi hơn trong thương mại, xuất khẩu.
Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn vui lòng liên hệ OPACONTROL qua số Hotline: 1800 6464 38
3. Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy chất lượng hàm lượng chì trong sơn
Tùy theo nguồn gốc sản phẩm, quy trình chứng nhận hợp quy sẽ được phân thành hai nhóm: sơn sản xuất trong nước và sơn nhập khẩu. Dưới đây là quy trình cụ thể cho từng nhóm:
3.1. Quy trình chứng nhận hợp quy chất lượng hàm lượng chì trong sơn sản xuất trong nước
Quy trình này áp dụng phương thức đánh giá theo hệ thống quản lý chất lượng định kỳ (phương thức 5):
Bước 1: Tư vấn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm theo QCVN 08:2020/BCT.
Bước 2: Ký kết hợp đồng, lập kế hoạch đánh giá và thử nghiệm sản phẩm.
Bước 3: Đánh giá điều kiện sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy.
Bước 4: Lấy mẫu sản phẩm sơn tại xưởng để thử nghiệm chỉ tiêu hàm lượng chì theo phương pháp quy định.
Bước 5: Đánh giá kết quả thử nghiệm. Nếu đạt, thực hiện thẩm xét hồ sơ kỹ thuật. Nếu chưa đạt, hướng dẫn khắc phục và đánh giá lại.
Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận hợp quy hàm lượng chì theo QCVN 08:2020/BCT.
Bước 7: Hỗ trợ soạn hồ sơ công bố hợp quy.
Bước 8: Hướng dẫn nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Lưu ý: Đối với các dòng sơn được sản xuất trong nước, việc thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì theo phương thức 5 không đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm tại một thời điểm. Doanh nghiệp còn phải duy trì hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, đảm bảo quy trình sản xuất ổn định và tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn hàm lượng chì theo QCVN 08:2020/BCT. Đồng thời, sản phẩm sẽ được giám sát định kỳ bởi tổ chức chứng nhận để đảm bảo tính tuân thủ liên tục trong suốt thời gian lưu hành.
3.2. Quy trình chứng nhận hợp quy chất lượng hàm lượng chì trong sơn nhập khẩu
Áp dụng theo phương thức 7 (đánh giá theo từng lô hàng):
Bước 1: Đăng ký chứng nhận với tổ chức được chỉ định như OPACONTROL. Chúng tôi sẽ tư vấn tiêu chuẩn, quy chuẩn , phương pháp thử nghiệm đối với sản phẩm của quý khách.
Bước 2: Quý khách cần chuẩn bị hồ sơ gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán, COA, MSDS, spec sản phẩm. Đồng thời sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng, điều khoản mục đích hỗ trợ quá trình chứng nhận diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bước 3: Lấy mẫu tại cảng hoặc kho ngoại quan theo phương pháp lấy mẫu đại diện.
Bước 4: Gửi mẫu và thực hiện thử nghiệm hàm lượng chì trong sơn theo chỉ tiêu hàm lượng, tạp chất, màu sắc, độ bám dính…
Bước 5: Nếu kết quả đạt, cấp Giấy chứng nhận hợp quy theo QCVN 08:2020/BCT. Nếu không đạt sản phẩm sẽ cần tái xuất/tiêu hủy theo quy định.
Bước 6: Tư vấn hồ sơ công bố hợp quy và hỗ trợ nộp hồ sơ.
Bước 7: Hoàn tất và theo dõi kết quả xử lý.

4. Quy trình công bố hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn sau khi thực hiện chứng nhận hợp quy
Sau khi hoàn tất chứng nhận hợp quy về hàm lượng chì theo QCVN 08:2020/BCT, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi sản phẩm sơn được lưu hành hợp pháp trên thị trường.
Tùy vào điều kiện cụ thể và hạ tầng hành chính của từng địa phương, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ công bố hợp quy theo hai hình thức: nộp trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công. Mỗi hình thức đều có ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
4.1. Quy trình công bố hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn trực tiếp
Đây là hình thức truyền thống, phù hợp với doanh nghiệp không có chữ ký số hoặc chưa quen với giao dịch điện tử.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu M1 (Phụ lục II – Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
- Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao y, cấp bởi tổ chức chứng nhận hợp lệ).
- Phiếu kết quả thử nghiệm COA (đảm bảo thể hiện chỉ tiêu hàm lượng chì).
- Mẫu nhãn sản phẩm (hoặc ảnh chụp nhãn), có dấu hợp quy CR theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (sao y công chứng).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại:
- Bộ phận Tiếp nhận và xử lý của Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện (EMS).
- Doanh nghiệp có thể đính kèm công văn đề nghị tiếp nhận hồ sơ để tăng tính chủ động.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận xử lý:
- Kiểm tra tính hợp lệ về hình thức và nội dung hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Cấp Phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy.
- Nếu chưa hợp lệ: Thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện lưu hồ sơ:
- Lưu giữ hồ sơ đã có dấu xác nhận để phục vụ công tác kiểm tra.
- Gắn dấu CR lên sản phẩm, bao bì, tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
4.2. Quy trình công bố hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn trực tuyến
Hình thức này ngày càng phổ biến, phù hợp với doanh nghiệp hiện đại, có khả năng sử dụng nền tảng số và mong muốn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công địa phương.
Một số ví dụ:
- Hà Nội: https://dichvucong.hanoi.gov.vn
- TP.HCM: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập hệ thống:
- Nếu chưa có tài khoản: đăng ký bằng mã số thuế, email, số điện thoại doanh nghiệp.
- Chọn hình thức tài khoản là “Doanh nghiệp”.
Bước 3: Chọn đúng thủ tục:
- Tìm kiếm theo từ khóa “Tiếp nhận bản công bố hợp quy”.
- Chọn lĩnh vực phù hợp là Công nghiệp/Chất lượng sản phẩm.
- Bấm “Thực hiện” để bắt đầu khai báo.
Bước 4: Tải lên hồ sơ điện tử gồm:
- Bản công bố hợp quy (file PDF có chữ ký số hoặc scan bản giấy có dấu).
- Giấy chứng nhận hợp quy, phiếu COA, nhãn sản phẩm, GPKD…
- Tất cả tài liệu cần được ký số hoặc có dấu pháp lý.
Bước 5: Theo dõi kết quả xử lý hồ sơ:
- Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email và hiển thị trong tài khoản đăng nhập.
- Nếu được tiếp nhận, có thể tải phiếu tiếp nhận điện tử về lưu trữ.
- Nếu hồ sơ cần bổ sung, có thể thực hiện chỉnh sửa và gửi lại trực tiếp trên hệ thống.

5. Tại sao nên thực hiện chứng nhận hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn?
Việc chứng nhận hợp quy không chỉ là một thủ tục hành chính bắt buộc theo quy định pháp luật, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Dưới đây là những lý do quan trọng giải thích tại sao doanh nghiệp nên thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn:
- Bắt buộc theo luật: QCVN 08:2020/BCT quy định rõ ràng các sản phẩm sơn có chứa chì nằm trong danh mục bắt buộc phải chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp không tuân thủ có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi sản phẩm hoặc đình chỉ lưu hành.
- Bảo vệ người tiêu dùng: Hàm lượng chì vượt mức cho phép trong sơn có thể gây nhiễm độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Việc chứng nhận giúp loại bỏ rủi ro này từ gốc.
- Thân thiện môi trường: Chì là kim loại nặng có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường. Sản phẩm sơn hợp quy sẽ hạn chế thải ra các hợp chất nguy hại, góp phần bảo vệ không khí, nguồn nước và đất.
- Tăng tính cạnh tranh: Doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận hợp quy sẽ dễ dàng hơn khi tham gia các dự án xây dựng, đấu thầu công trình lớn, hoặc mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Hạn chế rủi ro pháp lý: Khi đã có chứng nhận hợp quy và công bố đúng quy trình, doanh nghiệp sẽ tránh được các rủi ro như bị thanh tra, xử phạt, thu hồi hàng hóa hay ngừng lưu thông sản phẩm.
6. Tổng quan về tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn
Để đáp ứng các yêu cầu của QCVN 08:2020/BCT, sản phẩm sơn cần được kiểm soát nghiêm ngặt về hàm lượng chì tổng (tính bằng ppm – phần triệu). Cụ thể, quy chuẩn quy định hai mức giới hạn về hàm lượng chì, cùng với phương pháp lấy mẫu và lộ trình áp dụng rõ ràng như sau:
Trong 05 năm đầu kể từ ngày QCVN 08:2020/BCT có hiệu lực, các sản phẩm sơn có thể được áp dụng một trong hai ngưỡng giới hạn tùy theo định hướng kiểm soát của doanh nghiệp:
- Mức giới hạn ≤ 600 ppm: Đây là mức chuyển tiếp cho phép áp dụng trong giai đoạn đầu, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh công thức sản xuất, thiết bị và nguồn nguyên liệu.
- Mức giới hạn ≤ 90 ppm: Là mức mục tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng kiểm soát chất lượng sơn bền vững. Doanh nghiệp áp dụng mức này ngay từ đầu sẽ có lợi thế cạnh tranh khi hợp tác với các đối tác nước ngoài hoặc tham gia các công trình yêu cầu cao về môi trường và sức khỏe.
Cả hai mức giới hạn này đều sử dụng phương pháp lấy mẫu theo TCVN 2090:2015, nhằm đảm bảo kết quả kiểm nghiệm khách quan, đáng tin cậy và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
7. Bộ hồ sơ thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn
Để thực hiện chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ gồm các tài liệu chính sau:
1. Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy
- Theo mẫu của tổ chức chứng nhận hoặc mẫu tiêu chuẩn ngành.
- Do người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu.
2. Hợp đồng mua bán hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu sản phẩm
- Áp dụng trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu hoặc có hợp tác sản xuất.
- Bổ sung hóa đơn thương mại, vận đơn (B/L) nếu cần.
3. Bản mô tả sản phẩm sơn
- Gồm tên sản phẩm, mã hàng, thành phần chính, mục đích sử dụng.
- Có thể đính kèm catalogue kỹ thuật hoặc thông số sản phẩm.
4. Phiếu kết quả thử nghiệm (COA)
- Thực hiện tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
- Phải thể hiện rõ tổng hàm lượng chì (Pb) theo phương pháp TCVN 2090:2015.
- Không vượt quá giới hạn quy định tại QCVN 08:2020/BCT (≤ 600 ppm hoặc ≤ 90 ppm tùy lộ trình).
5. Báo cáo đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá cơ sở sản xuất theo phương thức 5.
- Bao gồm sơ đồ dây chuyền sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng, kho lưu trữ.
6. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Có ngành nghề sản xuất hoặc kinh doanh hóa chất, vật liệu xây dựng (trong đó có sơn).
7. Tài liệu khác (nếu có)
- MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.
- Báo cáo phân tích rủi ro (nếu sản phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao).
- Thông tin về bao bì, nhãn hàng hóa thể hiện dấu hợp quy (CR) theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Lưu ý: Tùy theo đối tượng chứng nhận (sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu), tổ chức chứng nhận có thể yêu cầu bổ sung thêm tài liệu. OPACONTROL sẽ chủ động rà soát hồ sơ và thông báo nếu doanh nghiệp cần bổ sung, đảm bảo quá trình chứng nhận được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định. Liên hệ 1800 6464 38 để nhận tư vấn về dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chứng nhận hợp quy keo dán gỗ uy tín
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chứng nhận hợp quy sơn
8. Một số câu hỏi thường gặp khi chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn
Quá trình chứng nhận hợp quy có thể khiến doanh nghiệp còn băn khoăn ở một số điểm. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và lời giải đáp từ chuyên gia của OPACONTROL.
8.1. Chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn cần những giấy tờ gì?
Để thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định.
- Phiếu kết quả thử nghiệm (COA) thể hiện rõ hàm lượng chì, do phòng thí nghiệm được công nhận cấp.
- MSDS (Material Safety Data Sheet) – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y công chứng).
- Hợp đồng mua bán, phiếu nhập kho hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm sơn.
- Tài liệu kỹ thuật và nhãn sản phẩm, thể hiện rõ các thành phần, hướng dẫn sử dụng, và dấu hợp quy (CR) nếu có.
Lưu ý: Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc sai sót, OPACONTROL sẽ chủ động liên hệ để hướng dẫn bổ sung, giúp bạn hoàn thiện đầy đủ trước khi gửi thẩm định.
8.2. Chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn là bao nhiêu?
Chi phí chứng nhận không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chủng loại sơn (sơn nước, sơn dầu, sơn công nghiệp, sơn gốc epoxy…)
- Khối lượng hoặc số lượng lô hàng cần chứng nhận.
- Nguồn gốc sản phẩm (sản xuất trong nước hay nhập khẩu).
- Mục đích sử dụng: sản phẩm lưu hành thương mại hay nội bộ dự án.
Liên hệ Hotline: 1800 6464 38 để được đội ngũ chuyên viên OPACONTROL tư vấn chi tiết, minh bạch và hoàn toàn miễn phí.
8.3. Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy cho hàm lượng chì trong sơn là bao lâu?
Thông thường, quy trình chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn mất khoảng:
- Từ 5 – 10 ngày làm việc, tùy theo mức độ phức tạp của hồ sơ, loại sơn và địa điểm đánh giá (nếu có).
- Với sản phẩm nhập khẩu, thời gian có thể thay đổi theo tiến độ lấy mẫu tại cảng/kho ngoại quan.
Nhờ hệ thống quản lý tối ưu và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, OPACONTROL có thể rút ngắn thời gian xử lý hơn so với các đơn vị thông thường mà vẫn đảm bảo đầy đủ pháp lý.
9. OPACONTROL – Đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín cho ngành sơn
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn, OPACONTROL là lựa chọn đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định, OPACONTROL mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, minh bạch và đúng quy chuẩn. Một số lý do nên chọn OPACONTROL gồm:
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp: Đội ngũ thử nghiệm viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận.
- Tận tâm với khách hàng: Opacontrol với đầy đủ năng lực pháp lý có đội ngũ nhân viên tận tâm hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn.
- Tiết kiệm chi phí: Opacontrol cam kết đem lại dịch vụ với thủ tục và chi phí hợp lý, tiết kiệm và đáp ứng đúng – đủ yêu cầu của doanh nghiệp.
Hãy liên hệ ngay với OPACONTROL để được tư vấn miễn phí và thực hiện chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn một cách hiệu quả nhất!
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 02422061628 – 1800646438
Việc chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn không chỉ là yêu cầu bắt buộc của pháp luật mà còn là cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Hãy để OPACONTROL đồng hành cùng bạn trong việc thực hiện quy trình này một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm nhất.