Quy định về dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa như thế nào?

Dấu hợp quy là căn cứ để nhận biết được sản phẩm, hàng hóa lưu hành trên thị trường có đã được kiểm định chất lượng hay chưa? Để tìm hiểu kỹ về dấu hợp quy mời bạn cùng OPACONTROL đọc bài viết sau nhé!

1. Căn cứ pháp lý dành cho dấu hợp quy “CR”.

Dấu hợp quy CR do nhà nước ban hành, là một bằng chứng nhằm để nhận biết và chứng minh những sản phẩm đã có chứng nhận hợp quy là sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và được phép lưu hành sản phẩm này trên thị trường. Tem CR là ký hiệu gắn dấu CR.
Dấu hợp quy áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Quy định về dấu hợp quy được trình bày tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

quy định về dấu hợp quy

2. Nguyên tắc sử dụng dấu hợp quy theo quy định?

Nguyên tắc sử dụng dấu hợp quy được quy định trong khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc sử dụng dấu hợp quy như sau:
Quy định về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy:
- Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
- Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
- Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
- Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
- Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Như vậy tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy đều phải làm con dấu theo quy định như trên. Các đơn vị được cấp giấy chứng nhận hợp quy khi sử dụng in trên bao bì sản phẩm, hàng hóa cũng cần phải đảm bảo các quy định trên.

quy định về dấu hợp quy

3. Hình dạng và kích thước của dấu hợp quy được quy định thế nào?

Theo Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định rõ về hình dạng, kích thước của dấu hợp quy.
Dấu hợp quy có hình dạng được mô tả tại hình dưới đây.

quy định về dấu hợp quy

 

Trong đó:
·        H = 1,5 a
·        h = 0,5 H
·        C = 7,5 H

4. Cách nhận biết dấu chứng nhận hợp quy đúng quy định

Làm sao để nhìn vào một dấu hợp quy biết được có đúng quy định hay không?
Đây là điều mà khách hàng quan tâm, bởi hiện nay trên thị trường có nhiều loại mặt hàng bị làm giả làm nhái gây ảnh hưởng tới giá trị và uy tín của những đơn vị cung cấp hàng hóa có chất lượng tiêu chuẩn.
OPACONTROL đưa ra một vài gợi ý để Khách hàng dễ dàng đánh giá bằng mắt thường như sau:
- Dấu hợp quy được in trực tiếp trên bao bì sản phẩm, ở vị trí để khách hàng dễ nhìn thấy. Hình in có màu sắc đồng đều, nhất quán, rõ ràng;
- Hình dạng, kích cỡ trên tem đúng với quy định (Nội dung đã được trình bày trong phần 3); Có ký hiệu quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng làm căn cứ chứng nhận hợp quy;
- Dấu hợp quy, hợp chuẩn được in trực tiếp, không thể bóc ra gắn lại, không tẩy xóa được.

quy định về dấu hợp quy

5. Có cần làm lại dấu hợp quy đối với từng đợt sản phẩm bán ra không?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN) việc duy trì, làm lại dấu hợp quy được quy định như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy:

- Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận;

- Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ;

- Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định;

- Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:

+ Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;

+ Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;

+ Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;

+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

- Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát;

- Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Cung cấp bản sao y bản chính tài liệu tương ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư này (Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu) cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường; hoặc sử dụng biện pháp thích hợp để bảo đảm tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ truy xuất được nguồn gốc và thông tin về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật;

- Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.

Theo quy định trên, nếu sản phẩm của bán ra từng đợt, tất cả sản phẩm bán ra theo đợt đều giữ được những tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đăng ký về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước đó thì không cần phải công bố và làm lại chứng nhận, dấu hợp quy nữa (trường hợp này thường không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu).

6. Tổ chức chứng nhận hợp quy OPACONTROL

Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPA đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2023/BXD theo quyết định số 292/QĐ-BXD, là một trong những những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.

Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, chứng nhận, OPACONTROL được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nếu Quý khách hàng có thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về dịch vụ Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy VLXD theo QCVN 16/2023/BXD hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800.646480 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.

Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
Website: Opacontrol.com.vn
Hotline: 1800 646480
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
Linkedi: https://www.linkedin.com/in/opacontrol/
 
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang