Tải TCVN 4086:1985 - An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung
- Người viết: PNam lúc
- Tài liệu
Tìm hiểu tiêu chuẩn TCVN 4086:1985 quy định các yêu cầu chung về an toàn điện trong xây dựng, nhằm bảo vệ an toàn cho người lao động và thiết bị. Nội dung tiêu chuẩn này đề cập đến việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện tại công trường, giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn điện trong môi trường làm việc xây dựng. Tuân thủ theo các quy định về yêu cầu của tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này rất quan trọng đối với công trình xây dựng nên OPACONTROL sẵn sàng cung cấp tiêu chuẩn TCVN 4086:1985 miễn phí đồng thời thí nghiệm viên có chuyên môn tư vấn, giải đáp thắc mắc về tiêu chuẩn cho bạn.
Xem thêm:
TCVN 4116:1985 - Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi
TCVN 7997:2009 - Cáp điện lực - Phương pháp lắp đặt
TCVN 5847:2016 - Cột điện bê tông cốt thép ly tâm
TCVN 9385 2012 - Tiêu chuẩn chống sét
1. Những yêu cầu về an toàn điện
1.1. Khi xây dựng lưới điện ở công trường xây dựng cần đảm bảo: lưới động lực và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất.
1.2. Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện, phải do công nhân điện có trình độ về kĩ thuật an toàn điện thích hợp với từng loại việc tiến hành.
Đối với các thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi nối vào lưới điện phải qua ổ cắm. Việc đấu, nối phải thoả mãn các yêu cầu về an toàn điện.
Việc thay cầu chảy, bóng đèn phải do công nhân thực hiện. Khi làm phải dùng phương tiện phòng hộ cá nhân.
1.3. Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị điện phải cắt cầu dao cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, tại cầu dao đó phải treo bảng "cấm đóng điện, có người đang làm việc ở trên đường dây". Nếu cầu dao nằm ngoài trạm biến áp (cầu dao phân đoạn, rẽ nhánh) ngoài các biện pháp trên cần phải tạo ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn.
1.4. ở các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn xách tay, máy biến áp, hạ áp, bộ biến đổi tần số...cần phải thực hiện yêu cầu sau:
- Trước khi cấp phát dụng cụ mới cho công nhân sử dụng cần phải dùng thiết bị thử nghiệm (mô nô mét) để kiểm tra: cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Cần phải xem cấu tạo bảo vệ của dụng cụ có phù hợp với điều kiện sử dụng không. Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có những dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng.
- Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự. Sau khi sử dụng, các dụng cụ phải được bảo quản ở nơi khộ ráo. Hàng tháng đơn vị phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ điện cầm tay ít nhất một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Người kiểm tra phải có trình độ kĩ thuật nghề nghiệp không thấp hơn bậc 3.
1.5. Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, công nhân phải thực hiện các quy định sau: kiểm tra các chi tiểt mạch nối đất, các chi tiết quay, tình trạng của chổi than và vành góp.
Khi làm việc ở nơi có nguy hiểm về điện giật, ngoài các phương tiện phòng hộ cá nhân, phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 2 và 3.
Xem tiếp những nội dung còn lại của TCVN 4086:1985 dưới đây.
Dowload ngay TCVN 4086:1985 pdf, doc
►► Tải miễn phí TCVN 4086:1985 pdf, doc 100% tiếng việt: Tại đây
OPACONTROL là tổ chức chứng nhận và kiểm định chất lượng có đầy đủ năng lực hoạt động thực hiện thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy cho khách hàng trên toàn quốc. Liên hệ các thông tin bên dưới để tư vấn báo giá nhé.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 0946868029 - 1800.646438