TCVN 4116:1985 - Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi

Cùng tìm hiểu TCVN 4116:1985 - tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, áp dụng cho các công trình thủy lợi và thủy điện quan trọng. Tiêu chuẩn này đảm bảo các công trình như đập, hồ chứa, kênh dẫn nước và trạm bơm có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và chống lại các yếu tố khắc nghiệt từ môi trường nước.

Tiêu chuẩn quy định những yêu cầu khắt khe về việc tính toán và thiết kế kết cấu bê tông cốt thép nhằm đảm bảo khả năng chịu tải trọng động và tĩnh, đồng thời đảm bảo tính an toàn trước sự tác động của dòng chảy và áp lực nước. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn chú trọng đến việc bảo vệ kết cấu bê tông khỏi hiện tượng xâm thực, mài mòn và các vấn đề liên quan đến thấm nước.

OPACONTROL cung cấp nhiều tiêu chuẩn liên quan đến ngành xây dựng cho mọi người hoàn toàn miễn phí nhằm mang đến nguồn kiến thức chính xác để công trình chất lượng hơn trong tương lai. Cùng tham khảo thêm:

TCVN 9139:2012 - Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông

TCVN 3116:1993- Xác định khối lượng thể tích bê tông

TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

1. Quy định chung TCVN 4116:1985

1.1. Khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, ngoài việc thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu trong các tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu đối với vật liệu, quy phạm thi công, các điều kiện xây dựng đặc biệt ở vùng động đất, ở vùng đất lún sụt, cũng như các yêu cầu về bảo vệ các kết cấu chống ăn mòn trong môi trường xâm thực.

1.2. Khi thiết kế, cần chú ý đến các loại kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (đổ tại chỗ, vừa lắp ghép vừa đổ tại chỗ, lắp ghép, kể cả ứng lực trước) để bảo đảm công nghiệp hoá và cơ giới hoá công tác xây dựng, giảm khối lượng vật liệu, giảm công lao động, rút ngắn thời gian và hạ giá thành xây dựng.

1.3. Việc lựa chọn kiểu kết cấu, các kích thước chủ yếu của các cấu kiện của kết cấu, cũng như hàm lượng cốt thép của các kết cấ bê tông cốt thép, phải dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của các phương án. Phương án được chọn phải bảo đảm: chất lượng làm việc tối ưu, độ tin cậy, tính bền lâu và tính kinh tế của công trình.

1.4. Kết cấu của các nứt và của các mối nối giữa các cấu kiện lắp ghép phải bảo đảm sự truyền lực một cách đáng tin cậy, bảo đảm độ bền của bản thân các cấu kiện ở vùng mối nối, sự liên kết của bê tông đổ thêm ở mối nối với bê tông của cấu kiện, cũng như độ cứng, tính không thấm nuớc (trong trường hợp cá biệt tính không cho đất thấm qua) và tính bền lâu của mối nối.

1.5. Khi thiết kế các loại kết cấu mới của các công trình thủy công mà chưa có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và thi công đối với các điều kiện làm việc tĩnh và động phức tạp của kết cấu, nếu các đặc trưng về trạng thái ứng suất và biến dạng của kết cấu không thể xác định được bằng tính toán với độ tin cậy cần thiết thì phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.

1.6. Trong các đồ án thiết kế cần dự kiến các biện pháp công nghệ và cấu tạo nhằm nâng cao tính chống thấm của bê tông và giảm áp lực ngược như: đổ bê tông có khả năng chống thấm cao ở phía mặt chịu áp lực và các mặt ngoài (đặc biệt ở vùng mực nước thay đổi); dùng các chất phụ gia hoạt tính bề mặt (các phụ gia sinh khí, hoá dẻo v.v...), các vật liệu cách nước và cách nhiệt ở mặt ngoài của kết cấu bê tông ở phía mặt chịu áp lực hoặc ở các mặt ngoài của công trình nơi chịu kéo do tải trọng sử dụng gây ra.

1.7. Khi thiết kế các công trình thủy công, cần dự kiến trình tự xây dựng, dự kiến hệ thống các khe tạm thời, điều kiện gun kín, bảo đảm sự làm việc có hiệu quả nhất của kết cấu trong thời kì xây dựng và sử dụng.

Xem toàn bộ nội dung của TCVN 4116:1985 ngay sau đây.

Tải miễn phí TCVN 4116:1985 pdf, doc 

►► Link tải ngay TCVN 4116:1985 pdf, doc miễn phí: Tại đây

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 0946868029 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang