Phương pháp xác định thành phần hạt cho Cốt liệu xây dựng
- Người viết: Namq lúc
- TIN TỨC
Trong ngành xây dựng, việc xác định thành phần hạt của vật liệu là bước thiết yếu để đảm bảo chất lượng công trình. Thành phần hạt của cát, đá, sỏi ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tính thẩm mỹ và chi phí xây dựng. Bài viết này OPACONTROL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thành phần cỡ hạt, các phương pháp thí nghiệm xác định thành phần hạt của các vật liệu xây dựng.
1. Thành phần hạt của vật liệu xây dựng là gì?
Cỡ hạt của vật liệu xây dựng là chỉ số xác định kích thước của từng hạt trong vật liệu, ví dụ như cát, đá, sỏi, clanke, tro xỉ, hay xi măng. Thành phần cỡ hạt ảnh hưởng lớn đến độ bền và khả năng chịu lực của công trình. Trong xây dựng, các hạt lớn hơn thường được sử dụng để làm lớp móng, trong khi các hạt nhỏ hơn được dùng làm vật liệu hoàn thiện bề mặt.Các loại thành phần cỡ hạt
- Hạt thô: Bao gồm đá sỏi kích thước lớn, thích hợp làm nền móng và gia cố.
- Hạt trung bình: Được sử dụng làm vật liệu trộn bê tông, cốt liệu cho xi măng.
- Hạt mịn: Thường là cát mịn, đóng vai trò quan trọng trong các lớp phủ và vữa xây dựng.
2. Tại sao xác định thành phần cỡ hạt lại quan trọng?
Kết quả về thành phần hạt được sử dụng để xác định xem liệu thành phần hạt của mẫu phù hợp hay không phù hợp với các qui định hoặc yêu cầu kỹ thuật , và cung cấp những số liệu cần thiết để kiểm tra việc sản xuất các loại cốt liệu khác nhau hay hỗn hợp các cốt liệu. Các số liệu này cũng rất bổ ích để thiết lập mối quan hệ liên quan đến độ rỗng và cách đóng gói cốt liệu. Việc xác định thành phần cỡ hạt của cốt liệu giúp:
- Tăng cường độ bền của công trình: Khi biết chính xác thành phần cỡ hạt, kỹ sư xây dựng có thể thiết kế kết cấu phù hợp, đảm bảo công trình vững chắc theo thời gian.
- Đảm bảo chất lượng công trình: Thành phần cỡ hạt đồng đều giúp tránh hiện tượng phân lớp và tách nước trong quá trình đổ bê tông.
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng cỡ hạt phù hợp cho từng công đoạn sẽ tối ưu chi phí nguyên liệu và nhân công.
- Thẩm mỹ công trình: Cỡ hạt phù hợp giúp bề mặt hoàn thiện mịn màng, đều màu và đạt chuẩn thẩm mỹ cao.
3. Các phương pháp xác định thành phần cỡ hạt của vật liệu xây dựng
3.1 Phương pháp sàng lọc
Phương pháp sàng lọc là một trong những cách phổ biến và truyền thống nhất. Các hạt sẽ được đưa qua một bộ sàng có các lỗ có kích thước khác nhau, từ lớn đến nhỏ. Qua đó, từng lớp hạt sẽ được phân chia, và cỡ hạt của từng loại vật liệu sẽ được xác định. OPACONTROL xác định thành phần hạt dựa vào tiêu chuẩn TCVN 7572-2:2006.
3.2 Phương pháp sử dụng tỷ trọng kế
Phương pháp này thường áp dụng cho các loại hạt có kích thước siêu mịn, như bột xi măng. Vật liệu được trộn trong dung dịch, sau đó tính toán tỷ trọng để phân tích cỡ hạt.
3.3 Phương pháp đo laser
Phương pháp này sử dụng công nghệ hiện đại với các tia laser quét qua mẫu vật liệu. Đây là phương pháp có độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian, đặc biệt phù hợp khi thí nghiệm các vật liệu có hạt mịn.
4. Quỳ trình xác định thành phần hạt cốt liệu tại OPACONTROL
4.1 Cốt liệu nhỏ - phương pháp sàng lọc
- Cân lấy khoảng 2000g (mo) cốt liệu từ mẫu thử đã được chuẩn bị ở điều 4 và sàng qua sàng có kích thước mắt sàng là 5 mm.
- Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ lớn đến nhỏ như sau: 2,5 mm; 1,25 mm; 630 μm; 315 μm; 140 μm và đáy sàng.
- Cân khoảng 1000 g (m) cốt liệu đã sàng qua sàng có kích thước mắt sàng 10 mm và 5 mm sau đó đổ cốt liệu đã cân vào sàng trên cùng (sàng có kích thước mắt sàng 2,5 mm) và tiến hành sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo qui định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong vòng 1 phút mà lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1 % khối lượng mẫu thử.
- Cân lượng sót trên từng sàng, chính xác đến 1 g.
4.2 Cốt liệu lớn - phương pháp sàng lọc
Bảng 2 - Khối lượng mẫu thử tuỳ thuộc vào kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu
Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu | Khối lượng mẫu, không nhỏ hơn |
10 | 5 |
20 | 5 |
40 | 10 |
70 | 30 |
Lớn hơn 70 | 50 |
- Cân một lượng mẫu thử đã chuẩn bị ở điều 4 với khối lượng phù hợp kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu nêu trong Bảng 2.
- Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ lớn đến nhỏ như sau: 100 mm; 70 mm; 40 mm; 20 mm; 10 mm; 5 mm và đáy sàng.
- Đổ dần cốt liệu đã cân theo Bảng 2 vào sàng trên cùng và tiến hành sàng. Chú ý chiều dày lớp vật liệu đổ vào mỗi sàng không được vượt quá kích thước của hạt lớn nhất trong sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo qui định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong vòng 1 phút mà lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1 % khối lượng mẫu thử.
- Cân lượng sót trên từng sàng, chính xác đến 1 g
5. Dịch vụ thí nghiệm vật liệu xây dựng và xác định thành phần cỡ hạt
Dịch vụ thí nghiệm vật liệu xây dựng đóng vai trò thiết yếu để đảm bảo chất lượng cho các công trình. Với công nghệ tiên tiến và thiết bị chuyên dụng, các phòng thí nghiệm OPACONTROL giúp xác định thành phần cỡ hạt của vật liệu một cách chính xác và đáng tin cậy.
Việc xác định thành phần cỡ hạt của vật liệu xây dựng là một phần không thể thiếu để đảm bảo chất lượng công trình. Với các phương pháp thí nghiệm tiên tiến và dịch vụ kiểm tra chuyên nghiệp, các nhà thầu sẽ có thể đưa ra những quyết định tối ưu về lựa chọn vật liệu, góp phần nâng cao độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình.
Không những thế, các chỉ tiêu khác của cốt liệu, xi măng, cát.... OPACONTROL đều có năng lực thực hiện: Xác định khối lượng riêng, Xác định khối lượng thể tích, Độ hút nước, Xác định khối thể tích xốp và độ hổng, Xác định độ ẩm, Xác định hàm lượng bụi, bùi sét trong cống liệu, Xác định tạp chất hữu cơ....