Độ bền kéo là gì? Xác định độ bền kéo của các vật liệu xây dựng
- Người viết: Namq lúc
- TIN TỨC
Trong ngành công nghiệp hiện đại, độ bền kéo đứt đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và khả năng chịu lực của vật liệu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm độ bền kéo là gì, lý do cần kiểm tra, các loại máy đo độ bền kéo, và dịch vụ thử nghiệm uy tín tại OPACONTROL.
1. Khái niệm độ bền kéo đứt là gì?
Độ bền kéo đứt (tensile strength) là khả năng chịu lực tối đa của vật liệu trước khi bị kéo đứt. Đơn vị tính thông thường là Kg/cm², hay N/mm². Thông số này cho biết mức độ bền vững của vật liệu trong điều kiện chịu tải trọng kéo, từ đó giúp xác định liệu vật liệu có phù hợp với ứng dụng thực tế như thiết kế chế tạo máy, xây dựng, khoa học vật liệu.
Ở giá trị lực kéo giới hạn cho sự đứt của vật liệu được ghi lại được ký hiệu σk.
Công thức tính toán ứng suất kéo:
Trong đó F(N) là lực kéo đứt vật liệu có thiết diện A(mm²)
Mẫu thử nghiệm bền kéo nhựa composite | Đo mẫu | Thử mẫu |
2. Tại sao cần phải kiểm tra độ bền kéo của vật liệu?
Thử nghiệm kéo hay kiểm tra độ bền kéo sẽ giúp mô tả đặc tính vật liệu điều này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất và nhà nghiên cứu trong tất cả các ngành công nghiệp. Để một vật liệu được lựa chọn lắp đặt cho một sản phẩm hoặc ứng dụng mới, các nhà nghiên cứu phải đảm bảo rằng nó có thể chịu được các lực cơ học mà nó sẽ gặp phải trong quá trình sử dụng thực tế của nó
Kiểm tra độ bền kéo của vật liệu là bước quan trọng để:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Giúp phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật trong sản xuất.
- Tối ưu hóa thiết kế: Đảm bảo vật liệu đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- An toàn sử dụng: Tránh nguy cơ hỏng hóc, giảm thiểu rủi ro tai nạn.
- Đáp ứng công trình: Opacontrol thí nghiệm độ bền kéo với kết quả chính xác để đáp ứng đầu vào công trình
Nhờ thử nghiệm độ bền kéo này, các nhà sản xuất và kỹ sư có thể đảm bảo rằng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả trong sử dụng thực tế.
3. Các máy kiểm tra độ bền kéo hiện nay
United Testing Systems - Máy đo độ kéo nén vạn năng OPA
Các loại máy kiểm tra độ bền kéo hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ chính xác cao. Tùy vào từng vật liệu cũng như yêu cầu trong các TCVN thì ngoài thị trường hiện nay có một số dòng máy nổi bật:
- Instron: Được biết đến với độ bền và tính năng đo lường chính xác, phù hợp cho nhiều loại vật liệu như kim loại, nhựa, và cao su.
- Shimadzu: Máy kiểm tra của thương hiệu này nổi bật nhờ giao diện dễ sử dụng và khả năng phân tích đa dạng.
- Zwick/Roell: Chuyên dụng cho các thử nghiệm vật liệu phức tạp, từ các mẫu nhỏ đến kích thước lớn.
Các máy này thường đi kèm với phần mềm phân tích chi tiết, giúp tối ưu hóa quy trình kiểm tra.
Hiện tại, Phòng thí nghiệm OPACONTROL đang sử dụng United Testing Systems - Máy đo độ kéo nén vạn năng để thí nghiệm độ bền kéo cho khách hàng.
4. Dịch vụ thử nghiệm độ bền kéo vật liệu tại OPACONTROL
OPACONTROL là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm vật liệu với nhiều phương pháp thử, TCVN khác nhau, trong đó có kiểm tra độ bền kéo đứt được rất nhiều khách hàng thực hiện. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và hệ thống máy móc hiện đại, OPACONTROL cam kết:
- Kết quả chính xác, đáng tin cậy.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng.
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chi tiết.
- Khách hàng được chứng kiến thử nghiệm
- Quay video quá trình thực hiện
Độ bền kéo đứt của vật liệu không chỉ là một chỉ số kỹ thuật mà còn là yếu tố quyết định đến hiệu suất và độ an toàn của sản phẩm. Từ việc lựa chọn máy kiểm tra hiện đại đến dịch vụ thử nghiệm chuyên nghiệp như tại OPACONTROL, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng vật liệu của mình đạt chuẩn và phù hợp với mục tiêu sử dụng.
Dưới đây là danh sách những vật liệu OPACONTROL có năng lực kiểm tra độ bền kéo:
Nhóm sản phẩm/Sản phẩm | Chỉ tiêu độ bền kéo đứt | Phương pháp thử |
Gỗ dán | Độ bền kéo | TCVN 11902:2017 |
Gỗ ghép keo | Độ bền kéo tại mối nối Độ bền kéo dọc thớ | ISO 10983 TCVN 8574:2010 |
Ván gỗ nhân tạo - ván dăm | Độ bền liên kết (độ bền kéo vuông góc với mặt ván) | TCVN 12477:2018 |
Ván sợi - ván MDF | Độ bền kéo vuông góc với mặt ván | TCVN 12447:2018 |
Gỗ tự nhiên | Xác định độ bền kéo song song với thới | TCVN 13707-6:2023 |
Ống PP | Độ bền kéo | BS 4991 |
Nhôm và hợp kim nhôm định hình | Độ bền kéo | TCVN 197-1:2014 |
Ống đồng | Độ bền kéo | TCVN 197-1:2014 |
Tấm phủ chống thấm, chống nóng | Độ bền kéo theo phương ngang, dọc | ASTM D2523 |
Thép tấm và ống thép, thép không gỉ | Độ bền kéo | TCVN 197-1:2014 AS 1391 |
Thép tấm không gỉ | Độ bền kéo | ASTM A370, TCVN 197-1:2014 |
Thép hộp | Độ bền kéo | ASTM A370 |
Thép cốt bê tông | Độ bền kéo đứt | TCVN 197-1:2014 |
Bulong | Độ bền kéo đứt, lực kéo đứt | N/A |
Vật liệu xốp - tấm nệm (Nệm mousse) | Độ bền kéo | ISO 1798:2008 hoặc tham khảo ISO 37 |
Vật liệu xốp, panel xốp | Độ bền kéo | ISO 1798:2008 |
Vật liệu xốp cứng | Độ bền kéo | ISO 1798 |
Túi khí cách nhiệt | Độ bền kéo đứt | ASTM D638 |
Phao nổi | Thử kéo (độ bền kéo tại thời điểm đàn hồi, độ bền kéo tại thời điểm tới hạn) | TCVN 4501-1:2014 |
Tấm Polycacbonate | Gia công mẫu thử (độ bền kéo, modun đàn hồi kéo, độ giãn dài) | N/A |
Mẫu tôn nhựa santiago | Độ bền kéo | Tham khảoISO 527 |
Nhựa PVC | Độ bền kéo | ASTM D638 |
Màng nhựa sinh học, màng bọc thực phẩm | Độ bền kéo | ASTM D882 |
Băng tải cao su bố vải | Độ bền kéo đứt... | |
Cao su | Độ bền kéo đứt | ISO 37, TCVN 4509:2020, ASTM D412 |
Composite | Độ bền kéo | ASTM D3039 |
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438