Formaldehyde - Khái niệm, Tác hại và giải pháp xử lý khôn khéo?

Hóa chất Formaldehyde là một loại chất độc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) từng cảnh báo: Hóa chất Formaldehyde hiện diện trong tất cả ngôi nhà, đặc biệt là nhà của những người có thói quen hút thuốc lá. Vậy hóa chất Formaldehyde là gì? Formaldehyde có độc không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Opacontrol.

Formaldehyde là gì? Nguồn gốc của Formaldehyde

Khái niệm

Formaldehyde

Hóa chất Formaldehyde là gì

Formaldehyde là một anđehit đơn giản nhất, có nhiều tên gọi khác nhau như formol, fomanđêhit, methyl aldehyde, methylene oxide, metana…

Chất fomaldehyde được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và diệt trùng và đặc biệt có trong các sản phẩm gỗ công nghiệp.

Nguồn gốc

Formaldehyde là một chất rất phổ biến trong môi trường tự nhiên và có nguồn gốc từ các chất hữu cơ phổ biến trong hệ mặt trời, và chúng còn rất phổ biến trong các chùm sao chổi, các tiểu hành tinh.

  • Trong tự nhiên: Formaldehyde có thể tìm thấy trong nhiều loại trái cây, khói động cơ, khói thuốc lá, xăng, gas...v.v.

  • Trong nhân tạo: Formaldehyde là thành phần phổ biến trong sơn, dầu bóng, gỗ ép, keo dán gỗ, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…

Tham khảo:

Thử nghiệm formaldehyde trong ván gỗ

Thử nghiệm formaldehyde trong keo dán gỗ

Formaldehyde có độc không?

Formaldehyde có độc hại

Formaldehyde là hóa chất độc hại

Formaldehyde được các tổ chức y tế cảnh báo và xếp hạng là hóa chất độc hại có ảnh hưởng đối với sức khỏe con người gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư nếu sử dụng lâu dài. Dưới đây là một số ảnh hưởng của loại chất này:

  • Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít thở phải formaldehyde có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.

  • Nếu tiếp xúc bên ngoài trong thời gian dài thì Formaldehyde gây ra các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, …

  • Formaldehyde đối với phụ nữ có thai có thể gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

  • Formaldehyde đã được chứng minh là có thể gây ung thư nếu đưa formaldehyde vào trong cơ thể. Vì vậy, từ lâu formaldehyde là chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm chứa formaldehyde trong thời gian nào đó sẽ có nguy cơ rất lớn là nhiễm độc, đặc biệt có thể bị ung thư do formaldehyde gây ra.

Cách phòng ngừa đối với Formaldehyde

Sau đây là một số cách giúp phòng ngừa đối với Formaldehyde bạn nên tham khảo:

  • Ta có thể nhận biết được sản phẩm có chứa nhiều formaldehyde hay không nhờ mùi của nó rất khó chịu. Nhưng nếu sản phẩm chứa lượng quá ít hóa chất này thì không thể nào phân biệt được.

  • Không nên ăn uống quá thường xuyên và lâu dài một loại thực phẩm để tránh sự tích lũy độc chất nào nếu có vào trong cơ thể.

  • Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde trong nhà, nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho mọi người. 

  • Ta cũng có thể tự mình kiểm tra nồng độ formaldehyde bằng cách sử dụng máy đo thông dụng dùng để đo loại khí độc này.

Tóm lại, formaldehyde là một hợp chất hữu cơ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm các triệu chứng khó chịu và nguy cơ ung thư.

Do đó, cần phải đảm bảo giảm thiểu tiếp xúc với formaldehyde thông qua các biện pháp an toàn như sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và giảm thiểu sử dụng formaldehyde trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia dụng. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe con người và tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn cho chúng ta.

Đối với nhà nước, hiện nay Bộ Nông nghiệp phát triển nông thông(BNNPTNT) đã ban hành QCVN 03-01:2022 để kiểm soát hàm lượng formaldehyde trong keo dán gỗ. Đây là giải phấp rất thiết thực trong hoàn cảnh này.

QCVN 03-01:2022/BNNPTNT

QCVN 03-01:2022/BNNPTNT

Bởi vậy, đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy hàm lượng formaldehyde cho sản phẩm keo dán gỗ trước khi đưa ra thị trường.

Opacontrol chính thức tự hào là đơn vị thử nghiệm formaldehyde trong gỗ, trong keo dán gỗ và đồng thời có năng lực trong việc chứng nhận hợp quy.

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang