Cường độ chịu nén của vữa là gì? Phương pháp xác định cường độ chịu nén của vữa

Vữa là vật liệu chịu tác động của nhiều loại lực khác nhau nhưng khả năng chịu lực nén là lớn nhất. Do đó cường độ chịu nén của vữa chính là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của các loại vữa thông thường. Opacontrol xin phép chia sẻ một số thông tin quan trọng về chủ để này.

Các chỉ tiêu của thử nghiệm vữa

Phương pháp xác định độ co ngót

1. Tại sao cần thử nghiệm cường độ nén của vữa?

1.1. Cường độ nén của vữa là gì?

Vữa xây dựng cũng là loại vật liệu đá nhân tạo có thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ, phụ gia. Các thành phần này được nhào trộn theo tỷ lệ thích hợp để tạo ra sản phẩm vữa có cường độ.

Cường độ chịu nén của vữa là đặc trưng cơ bản nhằm phản ánh khả năng chịu lực. Cường độ chịu nén của vữa được định nghĩa là ứng suất nén, có thể phá hủy được vữa. Được tính bằng lực trên một đơn vị diện tích như N/mm2 (MPa), hoặc Kg/cm2. Dựa trên cường độ chịu nén mà định ra mác vữa.

Mác vữa là trị số giới hạn cường độ chịu nén trung bình của những mẫu vữa hình khối lập phương được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn (27± 2oC), còn độ ẩm thì tùy thuộc vào loại chất kết dính sử dụng trong vữa.

1.2. Cường độ nén của vữa quan trọng như thế nào?

Vữa là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng một công trình. Ngoài tác dụng đảm bảo sự liên kết giữa các thành phần của cấu kiện cũng như các bộ phận của công trình, vừa phải chịu tác dụng của lực nén trong toàn bộ công trình.

Chính vì vậy cường độ nén của vữa là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành cho toàn bộ hệ thống chịu lực. Tiêu chí này cũng liên quan tỉ lệ thuận với khả năng bám dính và độ đặc chắc trong cấu trúc của vữa.

Cường độ nén vữa

Cường độ của vữa quan trọng như thế nào?

Nếu vữa có chất lượng kém thì khả năng chịu lực thấp tương ứng với cường độ bám dính và tính chống thấm kém, dễ gây suy giảm chất lượng cốt thép bên trong cấu kiện. Không những thế nó còn gây bất tiện cho người sử dụng vì sự bong tróc, thấm dột và làm mất an toàn khi kết cấu nứt vỡ...

Chính vì vậy việc kiểm tra cường độ nén của vữa là bắt buộc cho mọi công trình. Opacontrol đưa đến dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4314:2003 nhanh chóng đáng tin cậy nhất.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ nén của vữa

  • Loại chất kết dính;
  • Lượng chất kết dính;
  • Phụ gia sử dụng;
  • Tỷ lệ N/X;
  • Chất lượng của cát;
  • Điều kiện bảo dưỡng;
  • Thời gian đóng rắn.

2. Phương pháp xác định cường độ nén của vữa

Tiêu chuẩn nén mẫu vữa là TCVN 3121-11:2022: Phương pháp thử để xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn.

Để xác định cường độ chịu nén của vữa, sử dụng mẫu thử nén là 6 nửa viên mẫu gãy sau khi uốn, mẫu dầm có kích thước 160 x 40 x 40 mm.

Bộ giá nén mẫu vữa

Lưu ý nén mẫu với tốc độ tăng tải từ 100N/s – 300N/s cho đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải trọng phá huỷ lớn nhất.

Cường độ nén của mỗi mẫu thử (Rn), tính bằng N/mm2, chính xác đến 0,05N/mm2, theo công thức:

Trong đó:

Pn là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng Niutơn (N);

A là diện tích tiết diện nén của mẫu, tính bằng milimét vuông (mm2).

Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 6 mẫu thử, chính xác đến 0,1N/mm2. Nếu kết quả của viên mẫu nào sai lệch lớn hơn 15% so với giá trị trung bình của các viên mẫu thì loại bỏ kết quả của viên mẫu đó. Khi đó kết quả thử là giá trị trung bình cộng của các viên mẫu còn lại.

Xem thêm: Dịch vụ thử nghiệm vữa xây dựng

3. Yêu cầu kỹ thuật cường độ nén của vữa

Hiện nay do nhu cầu xây dựng ngày càng đổi mới, có nhiều loại vữa được nghiên cứu ra đời cải thiện các tính năng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Cường độ nén của một số loại vữa thông dụng được trình bày trong các nội dung dưới đây.

3.1. Vữa xây dựng thông thường

Theo tiêu chuẩn TCVN 4314 – 1986 quy định vữa xây và vữa hoàn thiện đều phải thảo mãn yêu cầu về khả năng chịu lực như quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Mác vữa và cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày đêm dưỡng hộ ở điều kiện chuẩn

Mác vữa

M 1,0

M 2,5

M 5,0

M 7,5

M 10

M 15

M 20

M 30

Cường độ chịu nén trung bình, tính bằng MPa (N/mm2), không nhỏ hơn

1,0

2,5

5,0

7,5

10

15

20

30

3.2. Các loại vữa khô trộn sẵn từ xi măng

Các loại vữa khô trộn sẵn từ xi măng và cát để phục vụ cho công tác sửa chữa các kết cấu bị hư hỏng trong xây dựng hoặc thi công với các khối lượng vữa không lớn mà yêu cầu vữa có chất lượng cao.

Thi công vữa xi măng khô trộn sẵn

Thi công vữa xi măng khô trộn sẵn

Vữa khô được chế tạo với các mác vữa thông dụng như mác: 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.

Các trị số 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 là cường độ chịu nén tối thiểu của mẫu vữa sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng MPa (N/mm2).

Yêu cầu kĩ thuật của vữa khô trộn sẵn từ xi măng theo trong TCVN 9204:2012 – Vữa xi măng khô trộn sẵn không co, quy định theo tốc độ phát triển cường độ mẫu ở các tuổi ngày so với cường độ tuổi 28 ngày (theo thiết kế).

Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật của vữa xi măng không co

Tên chỉ tiêu

Loại vữa

VA

VB

VC

Tốc độ phát triển cường độ chịu nén, % cường độ 28 ngày của các mác tương ứng, ở các tuổi, không nhỏ hơn:

 

 

- 1 ngày

35

- 3 ngày

50

- 7 ngày

75

- 28 ngày

100

3.3. Vữa chịu axit

Vữa chịu axit cũng được sử dụng rất nhiều để xây, trát các thiết bị chịu hoá chất. Cường độ chịu nén của vữa chịu axit được quy định theo TCVN 9034:2011- Vữa và bê tông chịu axit (Bảng 3).

Bảng 3: Các chi tiết kỹ thuật của vữa chịu axit

Tên chỉ tiêu

Mức cho phép

Cường độ chịu nén, MPa, không nhỏ hơn

15

3.4. Vữa cường độ cao

Vữa cường độ cao là loại vữa có cường độ cao vượt trội so với vữa thông dụng đồng thời các tính năng khác như độ lưu động cao hơn, mô đun đàn hồi lớn hơn, cường độ chịu uốn cao hơn, độ thấm nước thấp hơn, khả năng chịu mài mòn lớn hơn, và độ bền cao hơn.

Việc nâng cao cường độ cũng như sự phát triển cường độ của vữa và bê tông ở tuổi sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc giải phóng ván khuôn và đẩy nhanh tiến độ thi công. Chẳng hạn như trong chế tạo các cấu kiện đúc sẵn và công tác sửa chữa, thi công.

Ngày nay, vữa cường độ cao được nghiên cứu đưa vào sử dụng rất nhiều trong các công trình thực tế. Theo ASTM C387 thì vữa cường độ cao là vữa có cường độ nén ở tuổi 7 ngày lớn hơn 20 MPa và ở tuổi 28 ngày lớn hơn 35 MPa. 

Máy nén vữa Opacontrol

Máy nén vữa tại Opacontrol

Trên đây chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan tới cường độ nén của vữa. Nếu bạn có nhu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vữa, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1800.646438 để được tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhất. 

Rất nhiều khách hàng đã tìm đến và tin tưởng sử dụng các dịch vụ của Opacontrol: thử nghiệm vữa, bê tông, xi măng và rất nhiều loại vật liệu xây dựng khác.

OPACONTROL là tổ chức Thử nghiệm - Chứng nhận và Kiểm định chất lượng uy tín, luôn sẵn sàng giải đáp và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các loại sản phẩm, hàng hóa, vật liệu. 

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang