Chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong theo QCVN 14:2018/BKHCN

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, năng lượng, việc khai thác và sử dụng dầu trở lên vô cùng phổ biến. Ngày nay, xăng dầu đã trở thành nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng và gần như không thể thiếu với đa số các ngành nghề.

Cũng chính vì sự cần thiết này mà các sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong bị làm giả hoặc chất lượng không đảm bảo vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Chính vì thế những loại dầu nhờn được chứng nhận chất lượng theo quy chuẩn nhà nước sẽ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. 

Như vậy, để giúp doanh nghiệp, đơn vị mua bán, người tiêu dùng, hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy dầu nhờn, Opacontrol sẽ tổng hợp những thông tin liên quan trong bài viết sau đây.

Chứng nhận hợp quy cát

Chứng nhận hợp quy thiết bị vệ sinh

1. Chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong là gì?

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong là hoạt động đánh giá, chứng nhận dầu nhờn phù hợp với mức yêu cầu kỹ thuật mà QCVN 14:2018/BKHCN quy định.

Thông tư 06/2018/TT-BKHCN đã ban hành QCVN 14:2018/BKHCN: “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG”.Theo đó, từ ngày 15 tháng 12 năm 2018, các sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN. 

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn đối với các chỉ tiêu kỹ thuật và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với dầu nhờn dùng cho động cơ đốt trong.

2. Đối tượng cần làm hợp quy dầu nhờn

Dầu nhờn động cơ đốt trong

Dầu nhờn động cơ đốt trong

Việc chứng nhận và công bố hợp quy dầu nhờn là hoạt động bắt buộc đối với những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu cũng như phân phối và bán lẻ dầu nhờn động cơ đốt trong tại lãnh thổ Việt Nam. 

Các sản phẩm dầu nhờn cần làm chứng nhận hợp quy:

Theo quy định của QCVN 14:2018/BKHCN: Các loại dầu cần phải chứng nhận hợp quy là: 

  • Dầu nhờn động cơ 4 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ (động cơ bốn chu trình)

  • Dầu nhờn động cơ 2 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 2 kỳ (động cơ hai chu trình)

Các loại dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, cần chứng nhận hợp quy bao gồm:

- Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý;

- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu;

- Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp.

3. Các phương thức đánh giá

Các phương thức đánh giá sự phù hợp và nguyên tắc áp dụng được quy định tại Điều 5 và Phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong được sản xuất, pha chế trong nước áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất, tại cơ sở sản xuất, pha chế. 

Trường hợp cơ sở sản xuất, pha chế không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo phương thức 5 thì phải áp dụng theo phương thức 7.

- Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 7: Thử nghiệm mẫu dầu nhờn, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm hàng hóa, đối với từng lô dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu. 

Trường hợp cơ sở sản xuất có yêu cầu chứng nhận tại cơ sở sản xuất, pha chế tại nguồn thì áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 được quy định tại mục trên.

4. Tại sao phải chứng nhận hợp quy dầu nhờn

Hợp quy dầu nhờn

Các sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong có tác dụng bôi trơn cho các chi tiết trong động cơ. Sản phẩm này cũng giúp giảm áp suất, làm sạch và mát động cơ, tránh tình trạng rò rỉ kim loại ở những chi tiết của động cơ,… Giúp động cơ được hoạt động bền bỉ hơn theo thời gian. 

Như vậy, việc hợp quy dầu nhờn có tác dụng như:

  • Đảm bảo chất lượng dầu nhờn đạt các chỉ tiêu cơ lý quy định, từ đó đảm bảo các động cơ hoạt động an toàn và tiết kiệm cho các đối tượng sử dụng;
  • Giúp cho các tổ chức sản xuất, nhập khẩu kinh doanh sản phẩm này đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, duy trì công việc thuận lợi và lâu dài;
  • Khi không bị pha những phụ phụ không đúng tiêu chuẩn sẽ giúp giảm tình trạng dầu nhờn bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng bị thu hồi khi bị kiểm tra;
  • Tránh những phát sinh sự cố như cháy nổ…cho doanh nghiệp khi lưu trữ, vận chuyển, và khách hàng khi sử dụng;
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, gây dựng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.

5. Quy trình chứng nhận hợp quy dầu nhờn 

Quy trình chứng nhận hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong được thực hiện theo quy định tại QCVN 14:2018/BKHCN, cụ thể gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận;
  • Bước 2: Ký HĐ dịch vụ chứng nhận hợp quy;
  • Bước 3: Lên kế hoạch khảo sát, đánh giá; 
  • Bước 4: Đánh giá quá trình kiểm soát chất lượng trong sản xuất: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất (đối với cơ sản chưa có hệ thống quản lý chất lượng);
  • Bước 5: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá: Thẩm định hồ sơ và kết quả thử nghiệm; 
  • Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận chất lượng Sản phẩm phù hợp QCVN 14:2018/BKHCN;
  • Bước 8: Tái chứng nhận khi KH có nhu cầu.

6. Thủ tục công bố hợp quy dầu nhờn 

Quy định về việc công bố hợp quy dầu nhờn:

Theo QCVN 14:2018/BKHCN quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế, nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.

  • Dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật này và phải được gắn dấu hợp quy CR trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.

7. Quy trình Công bố hợp quy dầu nhờn

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ công bố hợp quy dầu nhờn gồm có:

  • Giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng);

  • Giấy chứng nhận hợp quy và phụ lục có công chứng;

  • Phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm (bản sao);

  • Bản công bố hợp quy dầu nhờn theo Mẫu 02.CBHC/HQ, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;

  • Đơn đề nghị công bố hợp quy;

  • Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Sở ban ngành liên quan nếu có.

Bước 2: Nộp hồ sơ Công bố hợp quy dầu nhờn tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ công bố hợp quy dầu nhờn cho Chi cục Đo lường chất lượng. Đồng thời doanh nghiệp thực hiện đóng lệ phí công bố hợp quy.

Bước 3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Phòng ban tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan chuyên trách sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và yêu cầu chỉnh sửa bổ sung nếu chưa đúng thủ tục cần thiết.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên môn phân công thụ lý hồ sơ. Công chức thụ lý hồ sơ sẽ kiểm tra thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo. Lãnh đạo xem xét hồ sơ ký duyệt xong sẽ ban hành đóng dấu chuyển bộ phận trả kết quả.

Bước 4. Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy

Sau 5 ngày nộp công bố, doanh nghiệp sẽ nhận được bản công bố hợp quy dầu nhờn, trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ đúng yêu cầu.

8. Các chỉ tiêu hóa lý cho dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Các chỉ tiêu hóa lý yêu cầu của dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN được trình bày trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Các chỉ tiêu hóa lý bắt buộc và mức giới hạn

Tên chỉ tiêu

Mức giới hạn

Phương pháp thử

Dầu nhờn động cơ 4 kỳ

Dầu nhờn động cơ 2 kỳ

1. Độ nhớt động học, mm2/s (cSt)

Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng

Ở 100°C Không nhỏ hơn 6,5

TCVN 3171:2011 (ASTM D445-11) hoặc ISO 3104:1994 hoặc các tiêu chuẩn tương ứng

2. Chỉ số độ nhớt, không nhỏ hơn

95

-

TCVN 6019:2010 (ASTM D2270-04)

3. Trị số kiềm tổng (TBN), mg KOH, không nhỏ hơn

4,0

-

TCVN 3167:2008 (ASTM D2896-07a)

4. Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, °C, không nhỏ hơn

180

-

TCVN 2699:1995 hoặc TCVN 7498:2005 (ASTM D92-02b)

5. Độ tạo bọt/mức ổn định, ml, theo chu kỳ 2, không lớn hơn

50/0

-

ASTM D892-13 hoặc ISO 6247:1998

6. Tổng hàm lượng kim loại Ca, Mg, Zn, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,1

-

TCVN 7866:2008 (ASTM D4951-06) hoặc ASTM D5185-13e1 hoặc ASTM D4628-05

7. Hàm lượng nước, % thể tích, không lớn hơn

0,05

0,05

TCVN 2692:2007 (ASTM D95-05e1)

8. Ăn mòn tấm đồng

1a

-

TCVN 2694:2007 (ASTM D130-04e1)

9. Cặn cơ học (cặn pentan), % khối lượng, không lớn hơn

0,03

-

ASTM D4055-02

10. Tro sunfat % khối lượng, không lớn hơn

-

0,18

TCVN 2689:2007 (ASTM D874-06) hoặc ISO 3987:2010

9. Tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín Việt Nam

Opacontrol là tổ chức chứng nhận hợp quy các sản phẩm Vật liệu xây dựng uy tín theo QCVN 16:2023/BXD. Đối với sản phẩm dầu nhờn cho động cơ đốt trong, Opacontrol có những đối tác đáng tin cậy cung cấp dịch vụ này cho bạn. Đừng ngần ngại mà liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể và tận tình nhất. 

Tại 25 Trương Định, Hà Nội, Opacontrol có phòng las xd 635 chuyên thí nghiệm vật liệu xây dựng và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Chúng tôi thực hiện dịch vụ trên toàn quốc, khách hàng có nhu cầu vui liên hệ thông tin dưới đây trong bất cứ khung giờ nào đều được tư vấn nhiệt tình.

Hợp quy ván dăm theo quy chuẩn mới

Chứng nhận hợp quy chậu rửa

Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:

Website: Opacontrol.com.vn

Hotline: 1800 646480

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ

Linkedin :https://www.linkedin.com/in/opacontrol/

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang