TCVN 3146:1986 - Áp dụng toàn phần công việc hàn điện| Tải ngay

Tiêu chuẩn TCVN 3146:1986 thay thế cho TCVN 3146:1979 và quy định những yêu cầu chung về an toàn cho công việc hàn điện trong các ngành sản xuất. Đối với công việc hàn điện trong các điều kiện đặc biệt (hàn điện trong hầm mỏ, hàn điện dưới nước ngoài các quy định này còn phải tân theo các quy định khác có liên quan.

Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng toàn diện cho các hoạt động liên quan đến hàn điện, đưa ra các yêu cầu khắt khe nhằm bảo vệ người lao động trước các mối nguy hiểm như điện giật, cháy nổ hay tiếp xúc với khí độc hại. Việc tuân thủ TCVN 3146:1986 không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là yếu tố then chốt trong việc tạo dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả cho người thợ hàn.

OPACONTROL chia sẻ tài liệu miễn phí bên dưới và tệp pdf cho bạn tải xuống. Chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng tư vấn tiêu chuẩn, tài liệu cho bạn.

1. Quy định chung

1.1. Công việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các phân xưởng ở các bãi ngoài trời có các thiết bị chuyên hàn, hoăc có thể tổ chức tạm thời ở ngay trong những công trình đang xây dựng, ở các thiết bị trong phạm vi xí nghiệp.

1.2. Việc chọn quy trình công nghệ hàn phải đảm bảo an toàn và phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại (khả năng bị chấn thương cơ khí, điện giật

và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia hồng ngoại, tử ngoại, mức ồn, rung), đồng thời phải có các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng

1.3. Việc tiến hành công việc hàn điện có nguy cơ nổ, cháy phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.

1.4. Việc tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể kín phải có biện pháp an toàn và phải được phép của thủ trưởng đơn vị.

2. Yêu cầu đối với quá trình công nghệ

2.1. Khi lập quy trình công nghệ hàn điện cần dự kiến các phương án cơ khí hóa tự động hoá, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạn chế và phòng chống các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với công nhân.

2.2. Khi tiến hành công việc hàn điện, cần sử dụng các loại thuốc hàn, dây hàn, thuốc bọc que hàn... mà trong quá trình hàn không phát sinh các chất độc hại hoặc sinh chất độc hại với nồng độ không vượt quá giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn vệ sinh.

2.3. Các thiết bị hàn điện được sử dụng trong quá trình hàn phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 2200 : 1978 và các tài liệu pháp chế - kĩ thuật đã được duyệt.

2.4. Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối không) theo quy định hiện hành.

2.5. Chỉ được phép lấy điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến áp máy chỉnh lu hàn. Cần cấp đíện từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu sáng lưới điện trôlây để cấp cho hồ quang hàn.

2.6. Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.

2.7. Các máy hàn độc lớp cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptomat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngoài việc bảo vệ ở phía nguồn còn phải bảo vệ bằng aptomat trên dây dẫn chung của mạch hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.

Xem toàn bộ nội dung TCVN 3146:1986 ngay sau đây.

Download ngay TCVN 3146:1986 pdf, doc

►► Link drive tải TCVN 3146:1986 hoàn toàn miễn phí: Tại đây

Nếu bạn có nhu cầu thí nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy vật liệu xây dựng có thể liên hệ tới OPACONTROL để làm nhé. Chúng tôi ra kết quả - giấy chứng nhận nhanh chóng, chính xác, giá cả hợp lý.

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 0946868029 - 1800.646438

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang