- Trang chủ
- Thử nghiệm VLXD theo QCVN 16:2023/BXD
- Thử nghiệm Sơn tường dạng nhũ tương theo QCVN 16:2023/BXD
Thử nghiệm Sơn tường dạng nhũ tương theo QCVN 16:2023/BXD
✅ Thời gian nhanh chóng, như cam kết
✅ Công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch
✅ Chi phí hợp lý, báo giá chi tiết
✅ Thông tin khách hàng bảo mật tuyệt đối
✅ Dịch vụ uy tín trên toàn quốc
Sơn tường dạng nhũ tương là một trong những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nằm trong danh mục cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD và QCVN 16:2023/BXD (Quy chuẩn mới). Theo đó những loại sơn nhũ tương có mã HS là 3209.10.90 cần phải chứng nhận hợp quy trước khi được lưu thông trên thị trường (Quy Chuẩn có hiệu lực từ đầu năm 2024). Opacontrol sẵn sàng cung cấp dịch vụ Thử nghiệm Sơn tường dạng nhũ tương đáp ứng QCVN 16:2023/BXD.
1. Tổng quan về Sơn tường nhũ tương theo BXD
Sơn tường nhũ tương
Sơn tường nhũ tương là một trong những vật liệu hoàn thiện trang trí dùng để tô điểm công trình với đặc điểm là phân tán hoặc hòa tan trong nước. Chúng có những đặc điểm sau:
Sơn nhũ tương có chỉ số rửa trôi từ mức độ trung bình đến mức độ cao. Khả năng rửa được liên quan nhiều đến độ bóng bề mặt. Trong khi hầu hết các loại sơn ánh kim đều có thể lau được, một số loại sơn nhũ có thể được rửa sạch, tùy thuộc vào sản phẩm.
- Sơn nhũ có nhiều loại hoàn thiện khác nhau, chẳng hạn như sơn bóng, bán bóng, vỏ trứng, sơn mờ và sơn mịn.
- Chất lượng hoặc màu sơn không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nước, giúp bạn dễ dàng lau chùi.
- Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để thi công sơn. Phun, nhúng, chảy, lăn và chải...
- Sơn nhũ không cháy và ít mùi.
- Có thể sử dụng sơn tường nhũ tương cho trần, tường và sàn...
Theo QCVN 16:2019/BXD, Sơn tường dạng nhũ tương là hàng hóa nhóm 2 buộc phải chứng nhận hợp quy với những điều kiện sau: Độ bền của lớp sơn phủ theo phương pháp cắt ô, Độ bền khi rửa trôi và Chu trình nhiệt của lớp phủ bên ngoài.
Theo QCVN 16:2023/BXD mới ban hành ngày 30/06/2023, Sơn tường dạng nhũ tương vẫn nằm trong danh mục cần phải chứng nhận hợp quy tuy nhiên cần đáp ứng nhiều chỉ tiêu kỹ thuật hơn.
Dịch vụ thử nghiệm sơn tường nhũ tương theo Quy chuẩn mới và Quy chuẩn cũ Opacontrol đều có năng lực thực hiện. Dưới đây là yêu cầu kỹ thuật trong QCVN 16:2023/BXD
2. Yêu cầu kỹ thuật
Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Phương pháp thử | Quy cách mẫu | Mã HS |
Vật liệu trang trí và hoàn thiện | |||||
Sơn tường - dạng nhũ tương | 1. Độ bền của lớp sơn phủ theo phép thử cắt ô, loại, không lớn hơn, | 1 | TCVN 2097:2015 | Lấy mẫu theo TCVN 2090:2015 với mẫu gộp tối thiểu là 2 lít |
3209.10.90 |
2. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn: |
| TCVN 8653-4 | |||
- Sơn phủ nội thất | 100 | ||||
- Sơn phủ ngoại thất | 1200 | ||||
3. Chu kỳ nóng lạnh sơn phủ ngoại thất, chu kỳ, không nhỏ hơn | 50 | TCVN 8653-5 | |||
4. Hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), g/l, không lớn hơn | 50 | TCVN 10370-1,2: 2014 (ISO 11890-1,2:2007) hoặc TCVN 10369:2014 (ISO 17895:2005) |
a. Độ bền của lớp sơn phủ theo phép thử cắt ô
Mẫu thử được gia công màng thử một lớp hoặc nhiều lớp theo TCVN 2091:1993. Thời gian để khô màng sơn phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm riêng biệt. Thời gian điều hòa mẫu sau khi khô đến khi kiểm tra phải đạt tối thiểu 16 giờ. Tiến hành đo độ dày màng sơn. Tiến hành thử ở nhiệt độ 25 độ C ± 2 độ C và độ ẩm tương đối 70 % ± 5 % (xem TCVN 5668: 1992). Nếu thử nghiệm ngoài hiện trường, các điều kiện thử phải được chấp nhận và được sự đồng ý giữa các bên liên quan.
Thực hiện phép thử ít nhất là ở ba vị trí khác nhau trên tấm mẫu theo các thao tác sau: Đặt tấm mẫu lên một mặt phẳng cứng sao cho tấm mẫu không bị biến dạng trong khi thử. Tỳ lưỡi dao lên bề mặt mẫu, dùng thước kẻ cắt lên màng với tốc độ không đổi. Dùng chổi mềm quét nhẹ lên tấm mẫu, dọc theo các vết cắt vài lần về phía trước và phía sau. Nếu các kết quả có sai số lớn hơn một đơn vị, làm lại phép thử trên ba vị trí nữa.
b. Độ bền rửa trôi
Chỉ tiêu độ bền rửa trôi được tiến hành với thao tác tương tự khi thử nghiệm cho sơn phủ dạng nhũ tương ngoại thất và sơn phủ nhũ tương nội thất. Tấm mẫu được đặt nằm ngang, mặt sơn hướng lên trên. Đặt bàn chải vào bộ phận di chuyển. Bật công tác máy, điều chỉnh tốc độ di chuyển và số chu kỳ theo quy định (tốc độ di chuyển 37 chu kỳ/min). Điểm khác biệt giữa hai loại sơn nhũ tương là đối với sơn nhũ tương ngoại thất, số chu kỳ thử là 1200 chu kỳ, trong khi với sơn nhũ tương nội thất là 100 chu kỳ. Nhấn start cho máy chạy, thêm dung dịch rửa (dung dịch nước xà phòng đã pha sẵn) liên tục để đảm bảo bề mặt tấm mẫu luôn luôn ướt.
Sau khi hoàn thành đủ số chu kỳ, dừng thao tác, rửa sạch tấm mẫu bằng nước máy rồi để nghiêng 45 độ ở nơi thoáng mát. Tiến hành quan sát bề mặt sơn và đánh giá kết quả.
c. Chu kỳ nóng lạnh
Chỉ tiêu này chỉ áp dụng với sơn nhũ tương ngoại thất (không áp dụng với sơn nhũ tương nội thất). Chuẩn bị 3 tấm mẫu thử có kích thước (150x100x10)mm. Gia công sơn lên bề mặt tấm mẫu. Đưa 2 tấm mẫu vào tủ sấy ở 80±5oC. Sau 1 giờ đem mẫu ngâm trong chậu nước dùng vòi nước máy xả liên tục trong vòng 5÷7 min. Sau đó lấy mẫu ra lau khô và quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Nếu màng sơn không có hiện tượng bất thường thì lặp lại quy trình cho đến khi đủ mức quy định (khoảng 50 chu kỳ) thì dừng lại.
d. Hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC)
Việc xác định hàm lượng chất hữu cơ bay hơi trong sơn nhũ tương có thể tiến hành theo hai phương pháp:
- Phương pháp hiệu số
- Phương pháp sắc ký khí
Với phương pháp hiệu số, sau khi chuẩn bị mẫu, hàm lượng chất không bay hơi được xác định theo ISO 3251 và hàm lượng nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ sử dụng thuốc thử Karl Fischer theo TCVN 2309:2009 (ISO 760). Hàm lượng của các hợp chất ngoại trừ (nếu áp dụng) được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp quy định trong TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007). Sau đó, tính hàm lượng VOC trong mẫu theo công thức tính.
Với phương pháp sắc ký khí, các hợp chất VOC được phân tách bằng phương pháp sắc ký khí. Tùy thuộc vào loại mẫu phân tích mà sử dụng hệ thống bơm mẫu nóng hoặc hệ thống bơm mẫu lạnh. Trong đó, bơm mẫu nóng là kỹ thuật bơm mẫu tối ưu hơn. Sau khi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được xác định định tính, sẽ định lượng qua diện tích pic và chất nội chuẩn. Tùy thuộc vào thiết bị sử dụng cũng có thể xác định được hàm lượng nước bằng phương pháp này. Thực hiện các bước tính toán tiếp theo để đưa ra hàm lượng VOC có trong mẫu đo.
Tham khảo:
3. Thử nghiệm Sơn nhũ tương theo QCVN 16:2023/BXD
OPACONTROL tự hào là tổ chức chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực Thử nghiệm và Chứng nhận vật liệu xây dựng. Với năng lực thử nghiệm được BXD cấp phép hoạt động đối với các vật liệu xây dựng trong QCVN 16:2019/BXD (Quy chuẩn cũ), khi QCVN 16:2023/BXD (Quy chuẩn mới) ban hành chúng tôi đã có năng lực hoạt động thí nghiệm các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành, OPACONTROL cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất với trang thiết bị và con người chuyên nghiệp nhất. Với những ưu điểm sau:
- Trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, phòng thí nghiệm đạt chuẩn
- Hồ sơ năng lực pháp lý đầy đủ, được công nhận
- Kết quả thử nghiệm chính xác, nhanh chóng
- Chi phí rẻ, không phát sinh
- Dịch vụ trọn gói, tận tâm
Nếu Quý khách muốn thử nghiệm sơn tường dạng nhũ tương theo QCVN 16:2023/BXD hoặc hợp quy sơn tường dạng nhũ tương hãy gọi đến Hotline miễn phí: 1800.646438 để được tư vấn trực tiếp hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Xem thêm:
Thử nghiệm kính xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
SĐT: 024.22061628 - 1800.646438