[News] Tiêu Chuẩn Chống Thấm Bê Tông BS EN 14891:2017

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vật liệu chống thấm, những  vật liệu được dùng phổ biến là vật liệu chống thấm gốc xi măng. Vật liệu này có nhiều ưu điểm như: độ bám dính cực mạnh, chống bong tróc hiệu quả, có khả năng tạo cầu che các vết nứt lớn, thi công dễ dàng ở những khu vực ẩm ướt…

Tìm hiểu về các vật liệu chống thấm gốc xi măng trong tiêu chuẩn chống thấm bê tông BS EN 14891:2017

Thử tính không cháy của vật liệu

Thử nghiệm vữa xây dựng

Tiêu chuẩn chống thấm bê tông

Tiêu chuẩn chống thấm bê tông BS EN 14891:2017 là gì?

Tiêu chuẩn này BS EN 14891:2017 các sản phẩm không thấm nước được ứng dụng ở dạng lỏng để sử dụng bên dưới ốp lát gốm được dán bằng chất kết dính.

Điều kiện sử dụng:

Áp dụng cho tất cả các sản phẩm không thấm nước được thi công ở dạng lỏng, dựa trên vữa xi măng polyme cải tiến, chất phân tán và lớp phủ nhựa phản ứng, được sử dụng bên dưới lớp ốp lát gốm, để ốp lát gạch bên ngoài trên tường và sàn và trong bể bơi.

Quy định việc đánh giá và xác minh tính ổn định của hiệu suất cũng như việc phân loại và đánh dấu các sản phẩm không thấm nước được thi công bằng chất lỏng bên dưới lớp gạch men.

Các loại vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn chống thấm bê tông

Gồm các vật liệu sau:

Vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần:

Các vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần là một hỗn hợp gồm chất lỏng và bột gốc xi măng, được định mức theo một tỷ lệ nhất định.

chống thấm gốc xi măng 2 thành phần

chống thấm gốc xi măng 2 thành phần

Vật liệu chống thấm gốc xi măng 1 thành phần:

Là vật liệu được pha sẵn dạng dung dịch, khi quét sẽ tạo thành 1 lớp màng được gọi là lớp màng chống thấm 1 thành phần gốc xi măng với bột polyme.

Sơn gốc xi măng:

Sơn chống thấm trộn cùng xi măng dùng để lấp các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt tường, bê tông. Thành phần bám dính là gốc hữu cơ và vô cơ cùng với các thành phần phụ gia khác.

Vữa chống thấm gốc xi măng:

Được trộn với nước để thi công các cấu trúc bê tông như: ban công, nhà vệ sinh, sân thượng…giúp chống chịu nước, tăng tuổi thọ công trình, có độ bám dính cao.

Các phương pháp thử quan trọng của tiêu chuẩn chống thấm bê tông:

Cường độ bám dính – BS EN 14891:2017

  • Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử theo tỷ lệ nhà cung cấp.
  • Bước 2: Chuẩn bị các tấm đệm bằng gạch ốp lát (không tráng men, độ hút nước < 0.5%). Các tấm đệm được làm sạch bề mặt, có kích thước 50mm x 50mm. Chuẩn bị thêm vật gia cố bằng thép nặng 2kg, kích thước 50mm x 50mm.
  • Bước 3: Chuẩn bị các tấm thép kích thước 50mm x 50mm bề dày từ 10mm trở lên, có phần đuôi liên kết thích hợp với ngàm kéo của máy kéo.
  • Bước 4: Phủ vật liệu chống thấm lên lớp gạch ốp lát. Dùng bàn cào và bay tăng diện tích tiếp xúc của vật liệu chống thấm. Sao cho vật liệu chống thấm nằm giữa 2 lớp gạch. Dùng vật nặng 2kg để duy trì tiếp xúc.
  • Bước 5: Dán chặt tấm gạch ốp lát lên tấm thép có phần đuôi liên kết bằng keo kết dính có độ bám dính cao hơn nhiều so với vật liệu chống thấm.
  • Bước 6: Xác định cường độ bám dính ở 3 điều kiện.

Cường độ bám dính sau khi ngâm nước

  • Mẫu được để ở điều kiện thường 7 ngày,
  • Mẫu được ngâm nước 20 ngày với điều kiện được suy trì mực nước cao hơn 6mm,
  • Đổ nước, lau khô để ở điều kiện thường 7 tiếng, sau đó ngâm mẫu tiếp 24 tiếng, sau đó tiến hành thử nghiệm.

Cường độ bám dính sau khi ngâm nước

  • Để mẫu ở điều kiện thường 14 ngày
  • Để mẫu ở điều kiện nhiệt độ (70±3)0 C trong 14 ngày
  • Để mẫu ở điều kiện tự nhiên 24 tiếng
  • Tiến hành thử nghiệm

Khả năng tạo vết nứt ở điều kiện thường

  • Chế tạo mẫu vữa xi măng 4x4x16cm, để ở điều kiện thường 02 ngày.
  • Quét lớp chống thấm lên (số lớp phụ thuộc vào mẫu thử) với kích thước 60x30mm.
  • Vị trí quét bao xung quanh lỗ vuông 4x4x4cm.
  • Mẫu để ở điều kiện thường 28 ngày
  • Sau đó nén mẫu với tốc độ gia tải 0.15mm/phút, cho đến khi xuất hiện vết rạn ở vị trí lỗ vuông.
  • Kết quả chính xác 0.01mm.

Độ thấm nước dưới áp lực thuỷ tĩnh 1.5 bar trong 7 ngày

  • Cắt ống nhựa cao 15cm, đường kính 25mm
  • Bìa carton
  • Quét lớp vật liệu chống thấm lên tấm bìa carton (số lớp phụ thuộc vào đặc tính sản phẩm)
  • Đặt ống nhựa đã được chuẩn bị ở bước trên nên trên lớp vật liệu chống thấm, đảm bảo nước không bị rò rỉ ra ngoài.
  • Sau 7 ngày kiểm tra xem nước có thấm lên mặt dưới bìa carton không.

Chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn chống thấm bê tông - BS EN 14891:2017:

Quy trình chứng nhận:

  • Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng
  • Bước 2: Đăng ký chứng nhận
  • Bước 3: Xem xét đánh giá đăng ký chứng nhận
  • Bước 4: Chuẩn bị đánh giá(Chuẩn bị hồ sơ đánh giá, kế hoạch đánh giá)
  • Sắp xếp lịch đánh giá với chuyên gia
  • Bước 5: Đánh giá sơ bộ
  • Bước 6: Đánh giá chính thức tại hiện trường
  • Bước 7: Cấp giấy chứng nhận

*Giá trị của Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 03 năm, tiến hành giám sát định kỳ 01 lần/năm, kiểm tra tại hiện trường và thử nghiệm mẫu.

Opacontrol cung cấp chuyên nghiệp dịch vụ thử nghiệm bê tông theo BS EN 14891:2017. Đồng thời là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có thể chứng nhận, thử nghiệm các loại bê tông và vật liệu xây dựng khác. Chi tiết vui lòng liên hệ cho Opacontrol với thông tin dưới đây:

 

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 024.22061628 - 1800.646480

← Bài trước
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang