Không có giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm bị phạt như nào?
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Trường hợp các sản phẩm lưu thông trên thị trường mà không có giấy chứng nhận hợp quy thì có bị coi là hàng cấm hay không? Các mức phạt sẽ là bao nhiêu cho trường hợp này? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Opacontrol sẽ giúp quý khách nắm được những quy định hiện hành và có góc nhìn khách quan nhất.
1. Sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng điều kiện gì để được chứng nhận hợp quy?
Để được cấp chứng nhận hợp quy, sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng được những điều kiện về chất lượng, an toàn và tính năng kỹ thuật theo quy định pháp luật. Căn cứ:
Theo Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN có quy định về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
Điều 4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Theo điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định
Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý để công bố hợp quy quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ."
3. Hoạt động công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
OPACONTROL - Đơn vị làm giấy chứng nhận hợp quy để hàng hóa lưu thông dễ dàng
4. Việc công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá);
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định
Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
5. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định, tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.
2. Sản phẩm hàng hóa có được coi là hàng cấm khi không có Chứng nhận hợp quy hay không?
Hàng cấm là những mặt hàng mà Nhà nước cấm sản xuất, cấm kinh doanh, cấm lưu thông và cấm sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo điều 190 Bộ luật hình sự 2015.
Vậy sản phẩm hàng hóa không có giấy chứng nhận hợp quy không thể coi là hàng cấm nếu như không thuộc danh mục hàng cấm của Nhà nước.
Trong trường hợp trên của Quý khách, sản phẩm chỉ đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý để được cấp chứng nhận hợp quy. Việc thiếu giấy chứng nhận này chưa đủ cơ sở để kết luận đây là hàng cấm.
Tuy nhiên, nếu đang chờ cấp giấy chứng nhận hợp quy mà Quý khách vẫn lưu thông sản phẩm ra thị trường là vi phạm quy định. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Mức phạt khi không có giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 33 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:”;
...
c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
d) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 3a và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.
Kết luận: Theo quy định trên mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lưu thông hàng hóa khi không có giấy chứng nhận hợp quy ra thị trường sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tùy mức độ, sản phẩm hàng hóa có thể bị buộc đưa ra khỏi Việt Nam, thu hồi, tiêu hủy, tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
4. Đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín chất lượng - OPACONTROL
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy Opacontrol cung cấp
OPACONTROL là đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín tại Việt Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, OPACONTROL cam kết mang đến cho cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp những giải pháp tối ưu để hoàn tất thủ tục làm giấy chứng nhận hợp quy.
OPACONTROL là cầu nối đáng tin cậy giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục pháp lý một cách dễ dàng.
Khi sử dụng dịch vụ OPACONTROL, quý khách sẽ được:
- Tư vấn về các quy định pháp lý liên quan đến chứng nhận hợp quy
- Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý để được cấp chứng nhận
- Hạn chế sai sót và giúp quý khách tiết kiệm những khoản chi phí không cần thiết.
- Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhanh chóng đưa sản phẩm hàng hóa lưu thông ra thị trường.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp giúp rút ngắn thời gian, hoàn thiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng.
- Luôn có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn cao sẵn sàng hỗ trợ quý khách mọi lúc mọi nơi.
Không có giấy chứng nhận hợp quy, sản phẩm hàng hóa của quý khách sẽ không được phép lưu thông trên thị trường. Do đó, để tối ưu quá trình hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1800 646480 để được tư vấn dịch vụ. Đội ngũ nhân viên OPACONTROL luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Theo dõi thêm nội dung của OPACONTROL qua các kênh sau:
Website: Opacontrol.com.vn
Hotline: 1800 646480
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCU9T4VifByu82iH5MLQxyiQ
Linkedin :https://www.linkedin.com/in/opacontrol/