Cơ quan tổ chức nào cấp giấy chứng nhận hợp quy?
- Người viết: opacontrol lúc
- TIN TỨC
Tổ chức có đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy là tổ chức được nhà nước công nhận đủ năng lực thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy. Để tìm hiểu kỹ hơn về cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy mời bạn đọc bài viết sau nhé
1. Cơ quan tổ chức nào cấp giấy chứng nhận hợp quy?
Tổ chức chứng nhận hợp quy là tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định, thừa nhận, hoặc công nhận đủ năng lực thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy.
Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Các Bộ ban ngành chỉ định hoặc thừa nhận.
2. Điều kiện để trở thành cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy?
Nghị định 107/2016/NĐ-CP: Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp” và Nghị định 154/2018/NĐ-CP: sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành” có quy định tại điều 17, chương 5: Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý:
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
a) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;
b) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.
3. Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
b) Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy?
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy được quy định tại điều 19, điều 20 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định tại như sau:
Điều 19. Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp:
1. Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
2. Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.
4. Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.
5. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
7. Thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 37; thu chi phí thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; thu chi phí thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này.
Điều 20. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật này.
2. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.
3. Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
6. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.
9. Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc toà án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này.
Ngoài ra trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức công nhận cũng được quy định tại điều 29 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 29. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức công nhận
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp:
a) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức đánh giá sự phù hợp có trách nhiệm báo cáo về bộ quản lý ngành, lĩnh vực kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng ký đối với từng loại hình tổ chức theo Mẫu số 07, Mẫu số 08, Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông báo về bộ quản lý ngành, lĩnh vực về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đã đăng ký, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Cơ sở đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý phải gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) bản công bố đủ năng lực đào tạo theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan tổ chức được phép cấp giấy chứng nhận hợp quy khi nào?
Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy là một tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép và chứng nhận các hợp quy, quy định, tiêu chuẩn hoặc chứng chỉ cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Qua quy trình kiểm định và đánh giá, cơ quan này đảm bảo rằng các tổ chức hoạt động theo các quy định và tiêu chuẩn được đặt ra để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
Các tổ chức chứng nhận hợp quy chỉ được phép tiến hành đánh giá, cấp giấy Chứng nhận cho những sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm, tiêu chuẩn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
Trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ chức chứng nhận phải đảm bảo tính khách quan, tính phù hợp và tính chính xác với quy định tương ứng. Chỉ được cấp giấy chứng nhận khi kết quả thí nghiệm mẫu và quá trình đánh giá đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
5. Tổ chức Chứng nhận hợp quy - OPACONTROL
Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPA đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2023/BXD theo quyết định số 292/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2023, là một trong những những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.
Ngoài dịch vụ chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng nói chung, Opacontrol còn cung cấp các dịch vụ:
Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001;
Chứng nhận hợp quy hoá chất theo QCVN 03A:2020/BCT;
Đèn huỳnh quang QCVN 02A:2020/BCT;
Chì trong sơn QCVN 08:2020/BCT;
Hóa chất poly Aluminium Chloride (PAC) QCVN 06:2020/BCT;
Keo dán gỗ QCVN 03-01:2022/BNNPTNT.
Trong rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy VLXD, OPACONTROL là đơn vị uy tín hàng đầu được Khách hàng tin tưởng, nhờ có:
Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thí nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận;
Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về VLXD, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm;
Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý;
Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline miễn phí: 1800.646438 để được tư vấn chu đáo nhất.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
- Website: https://opacontrol.com.vn/
- Email: opa@opacontrol.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
- SĐT: 1800.64643