Tải miễn phí TCVN 8826:2011 - phụ gia hóa cho bê tông

Bài viết này chia sẻ tài liệu TCVN 8826:2011 miễn phí, OPACONTROL không chỉ thể hiện tinh thần hợp tác và chia sẻ tri thức mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng Việt Nam. Chúng tôi tin rằng việc tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của các dự án xây dựng, đồng thời tạo ra một cộng đồng chuyên gia chất lượng mạnh mẽ và phát triển. Cùng tìm hiểu TCVN 8826:2011 - Phụ gia hóa cho bê tông bạn nhé.

1. Lơi nói đầu

(Nội dung bên dưới được trích trong tiêu chuẩn)

TCVN 8826:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 325:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8826:2011 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

2. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho 7 loại phụ gia hóa học dùng cho bê tông xi măng poóc lăng gồm:

- Phụ gia hóa dẻo giảm nước, ký hiệu loại A;

- Phụ gia chậm đông kết, ký hiệu loại B;

- Phụ gia đóng rắn nhanh, ký hiệu loại C;

- Phụ gia hóa dẻo - chậm đông kết, ký hiệu loại D;

- Phụ gia hóa dẻo - đóng rắn nhanh, ký hiệu loại E;

- Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao), ký hiệu loại F;

- Phụ gia siêu dẻo - chậm đông kết, ký hiệu loại G.

1.2. Các loại phụ gia như: phụ gia cuốn khí, phụ gia kị nước, phụ gia trương nở, phụ gia bền sulfat, v.v… không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này

3. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về tính năng cơ lý

Hỗn hợp bê tông sau khi trộn và bê tông sau khi đóng rắn có sử dụng một trong 7 loại phụ gia hóa học (Điều 1.1) phải thỏa mãn các yêu cầu về hàm lượng nước trộn, thời gian đông kết, cường độ nén, cường độ uốn và độ co cứng cho trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này.

Bê tông sử dụng phụ gia hóa học có cường độ nén, cường độ uốn ở tuổi 6 tháng và 1 năm không được thấp hơn cường độ nén, cường độ uốn của chính nó ở tuổi 28 ngày và 90 ngày.

Hàm lượng bọt khí của bê tông tươi sử dụng phụ gia hóa học không được vượt quá 2 %.

4.2. Yêu cầu về độ đồng nhất

4.2.1. Phụ gia hóa học có cùng một nguồn gốc phải có thành phần hóa học như của nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu về độ đồng nhất nêu trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này.

4.2.2. Khi phụ gia được sử dụng trong bê tông cốt thép ứng suất trước, nhà sản xuất phải cung cấp bằng văn bản về hàm lượng ion clo của phụ gia và làm rõ có hay không sử dụng thêm clorua trong quá trình sản xuất phụ gia đó.

4.3. Thí nghiệm lại có giới hạn

Người mua có quyền yêu cầu thí nghiệm lại (có giới hạn) để xác định sự phù hợp của loại phụ gia định mua với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này. Việc thí nghiệm lại để xác định các tính năng kỹ thuật của phụ gia đối với hỗn hợp vữa bê tông và bê tông bao gồm: xác định hàm lượng nước trộn yêu cầu, thời gian đông kết, cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. Kết quả thí nghiệm lại đối với từng loại phụ gia phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu về tính năng cơ lý

Tên chỉ tiêu

Loại A Giảm nước

Loại B Chậm đông kết

Loại C Đóng rắn nhanh

Loại D Hóa dẻo chậm đông kết

Loại E
Hóa dẻo đóng rắn nhanh

Loại F Siêu dẻo

Loại G Siêu dẻo chậm đông kết

1. Lượng nước trộn tối đa so với mẫu đối chứng, %

95

-

-

95

95

88

88

2. Thời gian đông kết chênh lệch so với đối chứng, (h:min)

       

- Bắt đầu: Tối thiểu

-

Muộn hơn 1:00

Sớm hơn 1:00

Muộn hơn 1:00

Sớm hơn 1:00

-

Muộn hơn 1:00

Tối đa

Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30

Không muộn hơn 3:30
 

Không sớm hơn 3:30

Không muộn hơn 3:30

Không sớm hơn 3:30

Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30

Không muộn hơn 3:30

- Kết thúc: Tối thiểu

-

-

Sớm hơn 1:00

-

Sớm hơn 1:00

-

-

Tối đa

Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30

Không muộn hơn 3:30

-

Không muộn hơn 3:30

-

Không sớm hơn 1:00 nhưng không muộn hơn 1:30

Không muộn hơn 3:30

3. Cường độ nén tối thiểu so với đối chứng, %

1 ngày

3 ngày

7 ngày

28 ngày

6 tháng

1 năm

 

-

110

110

110

100

100

 

-

90

90

90

90

90

 

-

125

100

100

90

90

 

-

110

110

110

100

100

 

-

125

110

110

100

100

 

140

125

115

110

110

100

 

125

125

115

110

100

100

4. Cường độ uốn tối thiểu so với đối chứng, %

3 ngày

7 ngày

28 ngày

 

100

100

100

 

90

90

90

 

110

100

90

 

100

100

100

 

110

100

100

 

110

100

100

 

110

100

100

5. Độ co ngót cứng, %, không lớn hơn

- Khi độ thay đổi chiều dài của mẫu bê tông đối chứng là A %, với A không nhỏ hơn 0,03 %

- Khi độ thay đổi chiều dài của mẫu bê tông đối chứng là B %, với B nhỏ hơn 0,03 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

1,35A
 

B + 0,01 %

 

Việc thí nghiệm lại để xác định tính đồng nhất của các lô hàng định mua so với mẫu ban đầu của nhà sản xuất bao gồm: hàm lượng chất khô, hàm lượng tro, khối lượng riêng, hàm lượng ion clo, phổ hồng ngoại (tiến hành theo các Phụ lục B, C, D, E, G), độ pH. Kết quả thí nghiệm lại đối với từng loại phụ gia phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu về độ đồng nhất của phụ gia hóa học

Tên chỉ tiêu

Giá trị chấp nhận được

Phụ gia lỏng

Phụ gia không lỏng

1. Hàm lượng chất khô (Ck), % Ck - giá trị do nhà sản xuất công bố

Ck ± 5

Ck ± 4

2. Khối lượng riêng (ρ), g/cm3 

ρ- giá trị do nhà sản xuất công bố

- Nếu ρ > 1,1

- Nếu ρ ≤ 1,1

 

ρ ± 0,03

ρ ± 0,02

 

3. Hàm lượng ion clo *, %, không lớn hơn

≤ 0,1 theo khối lượng hoặc giá trị nhà sản xuất công bố

4. Độ pH (P) **

P - giá trị do nhà sản xuất công bố

 

P ± 1

5. Hàm lượng tro, (TR), %

TR - giá trị do nhà sản xuất công bố

 

TR ± 1

6. Phổ hồng ngoại

Tương tự với mẫu chuẩn ban đầu của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH: * Khi sử dụng phụ gia hóa học vào bê tông cốt thép ứng suất trước, hàm lượng ion clo trong phụ gia phải tuân thủ theo yêu cầu quy định riêng cho bê tông cốt thép ứng suất trước.

** Độ pH của phụ gia có thể bị thay đổi theo thời gian, khi có sự khác biệt lớn về độ pH (vượt quy định trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này), phụ gia vẫn có thể sử dụng được nhưng phải tiến hành các thí nghiệm kiểm tra toàn bộ tính năng của phụ gia đảm bảo các yêu cầu tương ứng nêu trong Bảng 1 của Tiêu chuẩn này.

3. Tải miễn phí TCVN 8826:2011 pdf, doc

►►Link tải TCVN 8826:2011 file pdf và doc: Tại đây

►►Tải TCVN 6882:2016 - xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông

 

Doanh nghiệp có nhu cầu về các dịch vụ Kiểm định, thử ghiệm phụ gia hóa cho bê tông·hay chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa ...xin vui lòng liên hệ công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol. Hotline: 1800.646480 - email opa@opacontrol.vn.

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL

Website: https://opacontrol.com.vn/

Email: opa@opacontrol.vn

Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol

SĐT: 0946868029 - 1800.646480

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang