Site icon Đơn vị chứng nhận và kiểm định OPACONTROL

Quy trình chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông  theo QCVN 16:2023/BXD

Tấm tường bê tông thuộc nhóm vật liệu xây bắt buộc phải được công bố hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD trước khi đưa ra thị trường. Chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông theo QCVN 16:2023/BXD là quy trình quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho sản phẩm trong xây dựng. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về quy trình chứng nhận, các chỉ tiêu kỹ thuật và lý do cần thiết phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho tấm tường bê tông.

1. Tìm hiểu về chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông

Ngày 30/06/2023, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 04/2023/TT-BXD, quy định về việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm và hàng hóa vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD. Theo thông tư này, quy chuẩn QCVN 16:2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, thay thế quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Điều này có nghĩa là tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng bắt buộc phải trải qua quy trình chứng nhận hợp quycông bố hợp quy trước khi được lưu hành trên thị trường.Tấm tường bê tông thuộc nhóm vật liệu xây, chứng nhận hợp quy cho tấm tường bê tông là một quy trình quan trọng, nhằm xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn theo quy định của pháp luật. Quá trình này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao uy tín cho các nhà sản xuất trong ngành xây dựng.

Tấm tường bê tông cần phải hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD

2. Chỉ tiêu kỹ thuật tấm tường bê tông theo theo QCVN 16:2023/BXD.

Theo quy định của QCVN 16:2023/BXD, tấm tường bê tông là vật liệu xây dựng bắt buộc phải trải qua quy trình chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được lưu thông trên thị trường. Sản phẩm này được chia thành ba loại khác nhau, mỗi loại có các chỉ tiêu kỹ thuật riêng biệt. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại tấm tường bê tông:

2.1. Tấm tường rỗng đúc sẵn theo công nghệ đùn ép

Loại tấm tường này được sản xuất bằng công nghệ đùn ép, giúp tạo ra các lỗ rỗng bên trong nhằm giảm trọng lượng và tối ưu hóa khả năng cách âm, cách nhiệt. 

Các chỉ tiêu kỹ thuật của tấm tường rỗng đúc sẵn phải đảm bảo độ hút nước, độ bền, cường độ nén theo QCVN 16:2023/BXD.

Bảng chỉ tiêu kỹ thuật dưới đây:

Tên sản phẩm Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
Tấm tường 1. Độ hút nước, %, không lớn hơn TCVN 3113:2022
– Tấm thông thường 12
– Tấm cách âm 8
2. Cấp độ bền va đập

– Cấp cao – C1

– Cấp trung bình – c2

– Cấp thấp – C3

Số lần va đập kế tiếp tại các chiều cao rơi TCVN 11524:2016
500 mm 1000 mm 1500 mm
6 6 6
6 6
6
3. Độ bền treo vật nặng, N, không nhỏ hơn 1000
4. Cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày, MPa, không nhỏ hơn 15 TCVN 3118:2022

 

2.2. Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp

Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp bao gồm ba lớp cấu trúc, trong đó các lớp giữa có thể được làm từ vật liệu cách nhiệt hoặc vật liệu nhẹ khác. Loại tấm tường này không chỉ đảm bảo độ bền mà còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, thích hợp cho các công trình yêu cầu tính năng cách nhiệt cao. Bảng chỉ tiêu kỹ thuật của tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp: 

 

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử
1. Cấp độ bền va đập

– Cấp cao – C1

– Cấp trung bình – C2

– Cấp thấp – C3

Số lần va đập kế tiếp tại các chiều cao rơi TCVN 11524:2016
500 mm 1000 mm 1500 mm
6 6 6
6 6
6
2. Độ bền treo vật nặng
Tải trọng, N, không nhỏ hơn Độ võng lớn nhất, mm Biến dạng dư lớn nhất, mm TCVN 12302:2018
Mức 1 1000 5 1
Mức 2 1250 20
Mức 3 1500
3. Cường độ bám dính giữa tấm biên với lớp lõi, MPa, không nhỏ hơn 0,3 TCVN 9349:2012
4. Cường độ nén của tấm tường nhẹ ba lớp, MPa, không nhỏ hơn 3,5 TCVN 9030:2017

 

2.3. Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép

Được sản xuất từ bê tông khí chưng áp, loại tấm tường này có đặc tính nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền cao. Tấm tường này thường được gia cố bằng cốt thép, giúp tăng cường khả năng chịu lực và độ bền trong các điều kiện khắc nghiệt. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần đảm bảo chất lượng theo quy định để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.

Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thừ
1. Cường độ chịu nén và khối lượng thể tích Bảng 3.

TCVN 12867:2020

TCVN 12868:2020
2. Độ co khô, mm/m, không lớn hơn 0,2

 

3 Tại sao phải chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông?

Giấy chứng nhận hợp quy tấm tường

Việc chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông là một yêu cầu thiết yếu trong ngành xây dựng, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Dưới đây là một số lý do quan trọng về việc tại sao cần thực hiện chứng nhận hợp quy cho tấm tường bê tông:

Chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông là một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng cần coi trọng quy trình này.

4. Các phương thức dùng để chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông theo QCVN 16:2023/BXD

Thử nghiệm tấm tường bê tông tại opacontrol

Chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông theo QCVN 16:2023/BXD có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc sản phẩm (sản xuất trong nước hay nhập khẩu) và tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm đáp ứng. Dưới đây là một số phương thức chính:

4.1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu “tấm tường bê tông” điển hình

Phương thức này áp dụng cho các sản phẩm tấm tường bê tông được sản xuất tại nước ngoài. Các nhà sản xuất cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện các thử nghiệm mẫu điển hình và cấp giấy chứng nhận hợp quy nếu kết quả đạt yêu cầu. Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong 1 năm, với việc giám sát thông qua thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

4.2. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất

Phương thức này áp dụng cho các sản phẩm tấm tường bê tông được sản xuất trong nước, nơi mà doanh nghiệp đã duy trì một hệ thống quản lý chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. Tổ chức chứng nhận sẽ thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quy trình sản xuất tại cơ sở. Nếu đạt yêu cầu, giấy chứng nhận hợp quy sẽ được cấp cho sản phẩm với hiệu lực không quá 3 năm, kèm theo giám sát hàng năm.

4.3. Phương thức 7: hử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa “ tấm tường bê tông”

Đối với những sản phẩm tấm tường bê tông nhập khẩu không thuộc đối tượng áp dụng của phương thức 1 hoặc phương thức 5, phương thức 7 sẽ được áp dụng. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này chỉ có giá trị cho từng lô sản phẩm cụ thể, giúp đảm bảo chất lượng cho từng lô hàng được nhập khẩu.

5. Quy trình, trình tự chứng nhận hợp quytấm tường bê tông tại OPACONTROL

Quy trình chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông tại OPACONTROL được thiết kế để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình này:

Quy trình này không chỉ giúp đảm bảo rằng sản phẩm tấm tường bê tông đáp ứng các yêu cầu chất lượng mà còn góp phần nâng cao uy tín của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành xây dựng.

6. Dịch vụ chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông tại OPACONTROL

Hợp quy tấm tường bê tông tại OPACONTROL

OPACONTROL là trung tâm thử nghiệm được Bộ Xây Dựng chỉ định, chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy tấm tường bê tông theo QCVN 16:2023/BXD. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của chúng tôi:

Ngoài dịch vụ chứng nhận hợp quy cho tấm tường bê tông, OPACONTROL còn cung cấp dịch vụ tương tự cho nhiều loại vật liệu xây dựng khác theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu hoặc cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6464.38.

Liên hệ ngay với OPACONTROL để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất:

chứng nhận hợp quy xi măng

Chứng nhận hợp quy xỉ hạt lò cao

Exit mobile version