Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là việc làm nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sự an toàn cho người sử dụng, đồng thời góp phần gia tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên làm thế nào để chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình là câu hỏi nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn gặp vướng mắc, hãy cùng OPACONTROL tìm hiểu “Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy VLXD theo QCVN 16/2023/BXD” như thế nào nhé!
1. Chứng nhận hợp quy là gì?
1.1. Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy (Chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn quốc gia) là việc đánh giá, xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa nào đó phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy được các đơn vị có thẩm quyền cấp phép đủ năng lực chứng nhận.
1.2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy?
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Thông qua hoạt động đánh giá trong quy trình chứng nhận hợp quy sẽ giúp:
- Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường;
- Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
2. Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD là gì?
Ngày 30/06/2023, Thông tư 04/2023/TT-BXD được ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD – phiên bản mới nhất của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD).
Theo đó Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024. Kể từ thời điểm này QCVN 16:2023/BXD chính thức thay thế quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa VLXD thuộc phạm vi áp dụng của QCVN 16:2023/BXD phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Như vậy việc chứng nhận hợp quy VLXD là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách hàng cần thực hiện chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ OPACONTROL qua Hotline 1800 6464 38
3. Quy trình làm chứng nhận hợp quy VLXD theo QCVN 16:2023/BXD
Để sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường và sử dụng trong các công trình xây dựng, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD. Dưới đây là quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy VLXD chuẩn và chi tiết, đang được áp dụng phổ biến hiện nay tại các tổ chức chứng nhận được Bộ Xây dựng chỉ định, trong đó có OPACONTROL.
Quy trình bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nhóm sản phẩm cần chứng nhận
Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm của mình có thuộc danh mục vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD hay không. Một số nhóm sản phẩm phổ biến như xi măng, gạch không nung, kính xây dựng, cát đá xây dựng, vật liệu chống thấm, vật liệu chống cháy…
Bước 2: Lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy
Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận đã được Bộ Xây dựng chỉ định để thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận. OPACONTROL là một trong những đơn vị uy tín được chỉ định chứng nhận hầu hết các nhóm sản phẩm VLXD.
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm: giấy đăng ký kinh doanh, bản mô tả sản phẩm và quy trình sản xuất, hồ sơ kỹ thuật (catalogue, thông số…), tiêu chuẩn áp dụng (TCVN hoặc tiêu chuẩn cơ sở). Trường hợp doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 9001 sẽ được xem xét miễn hoặc rút gọn đánh giá điều kiện sản xuất.
Bước 4: Lấy mẫu và thử nghiệm sản phẩm
Tổ chức chứng nhận tiến hành lấy mẫu sản phẩm tại nhà máy (với hàng sản xuất trong nước) hoặc tại kho/cảng (với hàng nhập khẩu), sau đó gửi mẫu đi thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận của OPACONTROL. Các chỉ tiêu đánh giá sẽ căn cứ theo yêu cầu của QCVN 16:2023/BXD.
Bước 5: Đánh giá điều kiện sản xuất (nếu áp dụng)
Với hàng sản xuất trong nước, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá tại chỗ điều kiện sản xuất, kiểm soát chất lượng, năng lực thiết bị và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật. Đối với hàng nhập khẩu, bước này có thể được thay thế bằng kiểm tra hồ sơ và đánh giá theo từng lô hàng.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Sau khi hoàn tất thử nghiệm và đánh giá đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận thường từ 1 đến 3 năm, tùy theo loại sản phẩm và phương thức chứng nhận áp dụng.
Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở Xây dựng
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố hợp quy tại Sở Xây dựng nơi đặt trụ sở hoặc nơi nhập khẩu hàng hóa. Hồ sơ công bố bao gồm: giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy, tài liệu kỹ thuật, nhãn sản phẩm có dấu CR và các giấy tờ liên quan.
Bước 8: Gắn dấu hợp quy (CR) lên sản phẩm
Sau khi công bố hợp quy, doanh nghiệp phải gắn dấu hợp quy CR lên bao bì, nhãn sản phẩm và tài liệu kỹ thuật đi kèm theo đúng quy định.
Bước 9: Giám sát định kỳ
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo sản phẩm tiếp tục đáp ứng yêu cầu của QCVN 16:2023/BXD. Doanh nghiệp cần duy trì ổn định quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trong suốt chu kỳ chứng nhận.
Với kinh nghiệm thực hiện hàng trăm hồ sơ chứng nhận VLXD mỗi năm, OPACONTROL cam kết hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ quy trình chứng nhận hợp quy nhanh chóng, đúng chuẩn và tiết kiệm chi phí. Liên hệ tư vấn 1800 6464 38.
3.1. Làm sao để xác định sản phẩm VLXD nào cần làm chứng nhận hợp quy?
Để nắm được sản phẩm của mình có cần làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD không, các tổ chức, cá nhân cần kiểm tra xem sản phẩm bên mình có tên và Mã HS trong QCVN 16:2023/BXD không.
Theo đó QCVN 16:2023/BXD Quy định 10 nhóm VLXD sau cần làm chứng nhận Hợp quy như sau:
- Nhóm I: Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông;
- Nhóm II: Cốt liệu xây dựng;
- Nhóm III: Vật liệu ốp lát;
- Nhóm IV: Vật liệu xây;
- Nhóm V: Vật liệu lợp;
- Nhóm VI: Thiết bị vệ sinh;
- Nhóm VII: Kính xây dựng;
- Nhóm VIII: Vật liệu trang trí và hoàn thiện;
- Nhóm IX: Các sản phẩm ống cấp thoát nước;
- Nhóm X: Các sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng khác.
Trong đó Doanh nghiệp cần chú ý tới Mã HS được quy định kèm theo với mỗi loại sản phẩm. Đây là thông tin rất quan trọng, cần thiết để các doanh nghiệp kiểm tra sản phẩm của mình.
3.2. Các đơn vị thực hiện chứng nhận Hợp quy VLXD
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy có thể là các cơ quan chức năng của chính phủ hoặc các tổ chức chứng nhận được cấp phép.
Ngoài các cơ quan chức năng của chính phủ, có nhiều tổ chức chứng nhận độc lập được công nhận và ủy quyền để cấp chứng nhận hợp quy cho các loại hàng hóa khác nhau. Các tổ chức này phải tuân thủ quy trình và yêu cầu chứng nhận đã được quy định bởi cơ quan chức năng. Bạn có thể tham khảo danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn này tại website của bộ xây dựng.
OPA là đơn vị có năng lực thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng uy tín nhiều năm trên toàn quốc. OPACONTROL có ba cơ sở tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu của Khách hàng.
OPACONTROL – Với dịch vụ chứng nhận Hợp quy các loại vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD, OPACONTROL sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất về chất lượng, thời gian, dịch vụ và giá trị.
>> Xem chi tiết: Cơ quan tổ chức nào cấp giấy chứng nhận hợp quy?
3.3. Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy VLXD theo QCVN 16:2023/BXD
Các bước thực hiện hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD tại OPACONTROL.
Trong đó, hồ sơ tiếp nhận ban đầu thường gồm có:
- Giấy đăng ký (khách hàng đăng ký theo biểu mẫu của công ty);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Hàng nhập khẩu (PT1, PT7): CO, hợp đồng mua bán, hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, tờ khai hải quan, …;
- Hàng sản xuất trong nước (PT5): Số lượng cán bộ công nhân viên, tài liệu về quá trình sản xuất, hệ thống quản lý, sơ đồ tổ chức, hồ sơ liên quan đến đánh giá nội bộ, …;
Hồ sơ đánh giá theo phương thức 5 gồm có:
- Đăng ký chứng nhận;
- Hồ sơ thông tin của khách hàng (đăng ký kinh doanh, hợp đồng, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý, nhân sự, quản lý chất lượng…);
- Thông báo đánh giá;
- Kế hoạch đánh giá;
- Audit log;
- Danh sách họp;
- Ghi chép đánh giá;
- Phiếu yêu cầu hành động khắc phục;
- Khuyến nghị;
- Mẫu: BBLM, KQTN, phiếu đánh giá kết quả thử nghiệm.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6464 38
3.4. Công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Sau khi làm xong chứng nhận hợp quy, Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ để làm Công bố Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình.
Chi tiết được nêu trong bài viết: Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn trình tự và thủ tục công bố hợp quy chi tiết
4. Giá trị OPACONTROL mang lại cho khách hàng
Trong rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, OPACONTROL là đơn vị uy tín hàng đầu được Khách hàng tin tưởng, nhờ có:
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thí nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận;
- Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về VLXD, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm;
- Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý;
- Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Trên đây là chi tiết quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại Opacontrol, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline miễn phí: 1800.646438 để được tư vấn chu đáo nhất.
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG OPACONTROL
Website: https://opacontrol.com.vn/
Email: opa@opacontrol.vn
Facebook: https://www.facebook.com/opacontrol
Hotline: 1800.646438